Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay KHCN của Techcombank Đông Đô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 86 - 88)

- Việc tuân thủ nguyên tắc cho vay: Qua phântích các chỉ tiêu định lượng ở trên, ta cũng có thể thấy rằng khẩu vị rủi ro của Techcombank Đông Đô là khá

2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay KHCN của Techcombank Đông Đô

tiềm năng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố, cũng như các huyện lân cận.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin khách hàng

Đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, với số lượng khách hàng rất lớn và rất rất nhiều khoản vay từ nhỏ đến lớn. Việc có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin giúp cho công tác quản lý thông tin khách hàng, quản lý nợ vay trở nên có hệ thống và hiệu quả hơn; sự kết nối, phối hợp với các chi nhánh dễ dàng, thuận lợi hơn. Việc một khách hàng có dự nợ quá hạn, dư nợ xấu, lịch sử trả nợ tốt hay xấu, có từng bị Techcombank từ chối cho vay hay không... tất cả đều được cập nhật lên toàn hệ thống nội bộ của Techcombank. Điều này, có thể giúp các chi nhánh của Techcombank nắm bắt được một phần thực trạng của khách hàng trước khi ra quyết định cho vay, giúp cảnh báo được các rủi ro tiềm ẩn, khách hàng được chọn lọc kỹ hơn,...

Hiện tại, hệ thống xếp hạng nội bộ khách hàng cá nhân tại Techcombank đã được hoàn thiện, giúp cho nhân viên phân tích tín dụng có cái nhìn tổng quát hơn khi thẩm định tín dụng, hỗ trợ đắc lực cho chuyên viên phê duyệt hay ban tín dụng chi nhánh trong việc ra quyết định cho vay hay không.

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay khcn củaTechcombank Đông Đô Techcombank Đông Đô

2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay KHCN củaTechcombank Đông Đô Techcombank Đông Đô

Qua những kết quả đạt được đã phân tích trên đây, có thể thấy được chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank chi nhánh Đông Đô nhìn chung có

chiều hướng đi xuống trong 2 năm trở lại đây tuy nhiên chi nhánh vẫn gặt hái được những thành công nhất định. Cụ thể Ngân hàng đã đạt được một số kết quả sau:

- Ngân hàng đã thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu KH phù hợp với các mục tiêu đề ra, cùng với việc phát triển hàng loạt các sản phẩm mới: “ô tô”, “bất động sản”… đã tạo dựng được hình ảnh của Techcombank Việt Nam trong công chúng và uy tín đối với KH là doanh nghiệp vừa và nhỏ, KH cá nhân ở các đô thị lớn phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống và của đất nước.

- Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân năm trong năm 2019 đã giảm một cách rõ rệt từ 1,79% năm 2017 xuống còn 0,97%, qua đó có thể thấy được sự cố gắng của ban lãnh đạo chi nhánh cũng như toàn thể CBNV trong công việc khắc phục xử lý nợ xấu.

- Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận KH một cách rộng rãi thông qua các hoat động như gửi thư chúc mừng và thông qua các mối quan hệ vơi các KH truyền thống, quen biết…, hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định, thực hiện giao dịch một cửa, tạo điều kiện tốt cho KH hoàn thành sớm các thủ tục xin vay một cách nhanh chóng và thuận lợi. Từng bước xây dựng được nền tảng KH bền vững cho Ngân hàng.

- Công tác quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng được đặc biệt chú ý để hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng tài sản.

- Công tác thẩm định KH, phương án kinh doanh, phương án sử dụng tiền vay được phân tích dựa trên số liệu thực tế một phần do KH cung cấp, một phân do sự thu thập của các chuyên viên KH trên cơ sở định giá đối với tài sản dảm bảo của các công ty định giá có uy tín. Do vậy chi nhánh đã kết hợp giữa tính khách quan của các công ty định giá và khả năng trình độ nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng đảm bảo trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó theo định kỳ (thường là theo năm) chi nhánh sẽ thực hiện xếp loại KH, cả pháp nhân và thể nhân theo những tiêu thức hết sức chặt chẽ do HĐQT NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đưa ra trên cơ sở Quyết định số của NHNN về việc xếp loại doanh nghiệp và lấy đó làm cơ

sở cho việc xem xét, đánh giá, quản lý KH phù hợp với từng loại đối tượng trên cơ sở đó nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng của Chi nhánh.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin về KH như thông tin về nhân sự, về cơ cấu tổ chức, năng lực của cán bộ lãnh đạo, về tình hình hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho, quan hệ của KH với các đối tác, những thay đổi trong môi trường kinh doanh của KH, định kỳ tổ chức gặp mặt tiếp xúc, tham gia hoạt động của KH. Tuân thủ quy định của Tổng giám đốc và HĐQT NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam về theo dõi quản lý KH, tạo ra mối quan hệ tốt với KH, đây chính là tiền đề cho việc tạo ra những khoan cho vay có chất lượng cao.

- Công tác quản lý hồ sơ KH: Định kỳ 3 tháng, Chi nhánh sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng, đối chiếu với sao kê kế toán (số dư, tài sản đảm bảo,…), bổ sung các giấy tờ còn thiếu, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay,….Thực hiện sắp xếp hồ sơ theo từng loại vay và đối tượng vay vốn, tiến hành lưu trữ các hồ sơ đã hoàn tất.

Sở dĩ chi nhánh có được những kết quả đáng khen ngợi như vậy là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Thay đổi mô hình hoạt động từ phòng giao dịch nhỏ trở thành chi nhánh lớn. Bên cạnh đó trụ sở chi nhánh đặt ngay ở trung tâm khối bán lẻ của hệ thống ngân hàng nên cũng gặp thuận lợi trong việc nhận được sự hỗ trợ để phát triển theo hướng chi nhánh bán lẻ.

- Chi nhánh có được sự quan tâm, tin tưởng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn, có quan hệ tốt với tổng công ty hàng không Việt Nam và các đơn vị thành viên, chi cục Thuế thành phố Đông Đô.

- Công nghệ quản lý Ngân hàng của Techcombank Việt Nam dựa trên kỹ thuật hiện đại, khả năng quản lý và phát triển sản phẩm tốt, tính linh hoạt cao.

- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, cán bộ lãnh đạo chuyên viên KH nhiều kinh nghiệm công tác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w