Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 110 - 113)

- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay:

3.2.5. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing

Do đối tượng phục vụ của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa phần là các cá nhân nên công tác marketing, quảng bá các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo khuyến cáo của các ngân hàng trên thế giới, hoạt động marketing đóng góp tới 20% vào tổng lợi nhuận ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên thực tế công tác Marketting của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam vẫn chưa được hiệu quả. Vì vậy Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Đông Đô cần cải tiến marketing bán lẻ càng sớm càng tốt. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực khá khô khan và bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định pháp lý. Do đó, marketing trong ngành này có thể là một thách thức lớn. Dưới đây là 5 ý tưởng marketing Ngân hàng có thể phát triển và sử dụng nhằm thu hút khách hàng:

- Nhấn mạnh yếu tố cảm xúc: Những cảm giác vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, sẽ thôi thúc con người thực hiện các hành động tương ứng. Ví dụ, khi cảm thấy bất an về nguồn thu nhập trong tương lai, một người có thể quyết định gửi tiết kiệm để nhận được tiền lãi định kỳ. Do đó, tiếp thị theo cảm xúc là một xu hướng cần được các tổ chức

tài chính, ngân hàng đẩy mạnh. Thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh giao dịch giữa khách hàng và công ty, ngân hàng nên chuyển sang thực hiện các nội dung, chiến lược marketing kết hợp giữa 2 yếu tố tài chính – cảm xúc. Hãy tập trung vào các khoảnh khắc trọng đại của khách hàng như: tốt nghiệp, kết hôn, sinh con, nghỉ hưu, … Đây là những dấu mốc quan trọng mà bất cứ người bình thường nào cũng trải qua. Cần đưa ra dạng nội dung marketing liên quan đến các thời điểm này để “dẫn dụ” khách hàng mua sản phẩm tài chính của ngân hàng. Khi bị cảm xúc chi phối thì con người sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

- Tặng tiền ngẫu nhiên: Tặng tiền ngẫu nhiên là một ý tưởng không tồi cho ngành tài chính ngân hàng. Nó có thể giúp ngân hàng thu hút được một lượng lớn sự quan tâm chú ý từ phía cộng đồng và giới truyền thông. Mấu chốt để thực hiện thành công ý tưởng marketing này đó là cần tạo ra được phương pháp “tặng tiền” hài hước và bất ngờ. Ví dụ: Hiệp hội tín dụng Công nghiệp ở Bellingham, Washington đã thực hiện một chiến dịch khá thú vị mang tên “Tiền thưởng Giáng sinh”. Với chiến dịch này, tờ 20 đô la bất kỳ sẽ có cơ hội “hô biến” thành tờ 50 hoặc 100 đô la khi khách hàng rút tiền tại máy ATM. Đây là một cách “tặng tiền” độc đáo và mới mẻ, thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh để “thử vận may”. Nhiều ngân hàng trong nước cũng đang áp dụng các chương trình tương tự dưới hình thức “lì xì đầu xuân”, xổ số tiết kiệm,…

- Thu hút ý tưởng từ khách hàng: Hãy để khách hàng trở thành 1 phần trong chiến dịch marketing tài chính ngân hàng của bạn. Thay vì tự mình “vắt óc suy nghĩ” chủ đề cho một sự kiện để tiếp thị, PR cho ngân hàng, Ngân hàng có thể tổ chức cuộc thi và để khách hàng tham gia cung cấp ý tưởng, sau đó tặng thưởng lại cho họ. Ví dụ: TD Bank đã tạo ra một chiến dịch rất độc đáo mang tên #MakeTodayCount. Thay vì tự mình thực hiện các hoạt động xã hội như những ngân hàng khác, TD Bank lại hướng mũi tên về phía cộng đồng bằng cách đưa ra câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cải thiện xã hội nếu có 30.000 đô la?” Sau khi nhận được rất nhiều câu trả lời, ngân hàng này đã chọn 24 ý tướng hay nhất và tặng cho những người này 30.000 đô la để hiện thực hóa giấc mơ thay đổi cộng đồng của họ. 24 khách hàng được chọn phải hoàn thành nhiệm vụ sau 24h. Và tất cả hoạt động đều được ghi lại trên

phương tiện truyền thông xã hội. Sau chiến dịch, TD Bank tạo ra một trang web để lưu giữ những câu chuyện đã xảy ra và tiếp tục nhận được nhiều hiệu ứng tích cực lan truyền trên Youtube và Facebook.

- Cung cấp nội dung hữu ích như một chuyên gia tài chính: Xuất bản những nội dung, thông tin hữu ích và chia sẻ chúng trên website của ngân hàng hay các nền tảng như LinkedIn, Facebook, Blog,… Điều này sẽ giúp ngân hàng xây dựng được lòng tin đối với khách hàng. Khi có bất kỳ khó khăn gì về tài chính, điều mà người dùng nghĩ đến sẽ là tìm lời khuyên từ các chuyên viên tư vấn của ngân hàng. Bên cạnh đó, bộ phận marketing cần luôn theo dõi đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những “chủ đề nóng” đang thu hút người đọc, sau đó xây dựng nội dung theo chủ đề chung nhưng phải đưa ra được những quan điểm mới, góc nhìn mới,… từ phía ngân hàng.

- Tham gia vào nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy): Sharing Economy (nền kinh tế chia sẻ) là một khái niệm mới để chỉ các dịch vụ cho phép khách hàng mua chung, dùng chung, đi chung, … sản phẩm. Mô hình chia sẻ mới này đang trở thành một làn sóng mạnh mẽ trong giới trẻ, lý do chủ yếu là nó giúp khai thác được tối đa các tiềm năng còn ẩn giấu của dịch vụ và làm giảm chi phí cho khách hàng. Theo nghiên cứu của Đại học George Mason thì Sharing Economy có thể gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng bằng cách đưa ra nhiều chọn lựa cải tiến, thuận tiện, giá cả cạnh tranh hơn. Tựu chung lại, nền kinh tế chia sẻ giúp tối đa hóa được lợi nhuận cho cả 2 bên, nhà cung cấp và khách hàng. Ví dụ, trong năm 2013, Citibank đã hợp tác với Motivate – Công ty hàng đầu thế giới về chia sẻ xe đạp để tạo ra hệ thống chia sẻ xe đạp Citibike. Mỗi chiếc xe trong hệ thống này đều được dán nhãn Citibke. Như vậy, khi có khách hàng thuê xe, hình ảnh của Citibank sẽ được quảng bá miễn phí qua các con phố mà không cần tốn bất kỳ chi phí phát sinh nào. Ngoài ra, cũng theo chiến dịch hợp tác này, các khách hàng thân thiết của Citibank được giảm 10% phí thành viên Citibike/năm. Hiện Techcombank cũng có sản phẩm liên kết với các đối tác lớn như Vietnam Airlines (thẻ tín dụng liên kết thẻ tích điểm Bông sen vàng) hay Vingroup (vay mua bất động sản được tặng thẻ tín dụng tương

ứng giá trị tài sản). Trong 5 năm tới (2020 – 2025), Techcombank sẽ phát triển các sản phẩm liên kết rộng rãi hơn, bắt đầu tiến vào thị trường ví điện tử (liên kết VinID) để nâng độ phủ sóng cũng như tăng lượng khách hàng tiêu dùng mang lại CASA lớn cho hệ thống.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 110 - 113)