T HỰC RẠNG Ổ CHỨC HỰC HIỆN DỰ OÁN CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮ BUỘC
1.1.1. KHÁI NIỆM CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
1.1. Chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
1.1.1. Khái niệm chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảohiểm xã hội huyện hiểm xã hội huyện
1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Quốc hội (2014):: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Khái niệm BHXH được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của luận văn là khái niệm BHXH đã được ghi trong Luật BHXH. Luật BHXH quy định ba loại hình BHXH, bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp. Tại luận văn tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khái niệm Bảo hiểm xã hội bắt buộc được hiểu như sau: “BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia”
Như vậy, bản chất BHXH bắt buộc là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. Thực chất BHXH bắt buộc là một tổ chức đền bù hậu quả những rủi ro xã hội. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH bắt buộc và các nguồn thu hợp pháp khác của BHXH bắt buộc.
1.1.1.2. Khái niệm chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Theo Lê Thị Thúy (2019): “Chi BHXH bắt buộc là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH bắt buộc để chi trả cho các chế độ BHXH bắt buộc nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH bắt buộc và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH”.
Đó là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào quỹ BHXH. Quá trình phân phối được thực hiện theo từng mục đích sử dụng nhất định.
Chi BHXH bắt buộc được thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ BHXH.
- Phân phối quỹ BHXH: là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ BHXH để hình thành các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ và BNN, quỹ hưu trí và tử tuất hoặc phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau, như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH…
- Sử dụng quỹ BHXH: là quá trình chi tiền của quỹ BHXH đến tay đối tượng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể.
Phân phối và sử dụng quỹ BHXH là hai phạm trù khác nhau, nhưng trong thực tế, hai quá trình này thường đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, từ mục đích sử dụng quỹ đòi hỏi phải tách riêng hai quá trình này theo thứ tự trước sau. Ví dụ: hoạt động bảo tồn và tăng trưởng quỹ đòi hỏi phải kết thúc quá trình phân phối quỹ, quỹ phải phân phối đủ cho mục đích chi trả các chế độ BHXH, số còn lại mới phân phối vào quỹ bảo tồn tăng trưởng. Nghĩa là quỹ phải có số dư mới thực hiện đầu tư tăng trưởng.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện như sau: “Chi BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện được hiểu là việc bảo hiểm xã hội huyện sử dụng số tiền thuộc nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH bắt buộc cho đối tượng thụ hưởng theo luật định”.
Hoạt động chi trả BHXH bắt buộc được thực hiện sau khi người tham gia BHXH bắt buộc đã hoàn thành nghĩa vụ nộp BHXH bắt buộc cho cơ quan BHXH. Chi BHXH bắt buộc vừa có vai trò thực thi quyền lợi của người tham gia BHXH bắt buộc, vừa góp phần ổn định đời sống, đảm bảo ASXH. Nguồn tài chính dùng để chi trả BHXH bắt buộc cho người lao động được lấy từ NSNN (đối với NLĐ nghỉ hưởng BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và thực hiện chế độ hưu trí đối với quan nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4
năm 1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ) và Quỹ BHXH.
1.1.2. Vai trò chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Chi BHXH bắt buộc là một nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH góp phần thực thi chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước đối với NLĐ. Vai trò của chi BHXH bắt buộc được thể hiện rõ nét ở những điểm sau đây:
- Đối với NLĐ: việc đảm bảo chi đúng, chi đủ và kịp thời cho NLĐ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống gia đình, chữa bệnh tật. Góp phần động viên tinh thần và vật chất kịp thời cho họ. Tạo cho họ một niềm tin với cuộc sống và xã hội.
- Đối với bảo hiểm xã hội huyện: Thông qua chi trả BHXH giúp bảo hiểm xã hội huyện phát hiện ra những sai sót trong việc giải quyết các chế đội BHXH để có những biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi giả mạo hồ sơ nhằm trục lợi quỹ BHXH. Các nguyên nhân tăng, giảm chi được rút ra từ thực trạng chi trả các chế độ có thể giúp cho cơ quan bảo hiểm đưa ra các giải pháp kịp thời trong việc tiết kiệm chi, tính kinh phí BHXH, chi đúng, chi đủ và bảo toàn quỹ BHXH.
- Đối với xã hội: Tính đúng đắn, hợp lý, những tồn tại bất cập của chính sách BHXH, cũng như tâm tư, nguyện vọng của người thụ hưởng được kiểm tra và nắm bắt thông qua việc chi trả các chế độ BHXH. Từ đó, kịp thời sửa đổi bổ sung đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hạn chế tối đa tình trạng khiếu nại, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. hoàn thiện các chế độ BHXH. Thực hiện tốt hoạt động chi BHXH là cơ sở tạo niềm tin của người lao động đối với Đảng, Nhà nước về chính sách BHXH.
1.1.3. Nguyên tắc chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Để quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc đúng theo quy định, đạt được mục tiêu, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc có đóng - có hưởng: Theo nguyên tắc này, những người muốn được hưởng thụ từ quỹ BHXH thì đều phải tham gia đóng góp tài chính vào quỹ
BHXH trong một thời gian nhất định. Người được hưởng thụ các quyền lợi do cơ quan BHXH đảm bảo, hoặc họ trực tiếp đóng góp vào quỹ, hoặc được cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm đóng góp vào quỹ theo quy định.
- Chi đúng, chi đủ và chi kịp thời: Chi đúng là đúng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đảm bảo nguyên tắc tham gia BHXH có đóng - có hưởng. Thực hiện chi đúng cho đối tượng là đảm bảo sự công bằng trong hưởng thụ các chế độ BHXH, loại bỏ các trường hợp gian lận, giả mạo hồ sơ để hưởng các chế độ BHXH.
- Nguyên tắc tập trung, thống nhất, công bằng và công khai: Quỹ BHXH phải được quản lý tập trung không phân tán để điều hòa trong toàn quốc đảm bảo nhu cầu chi tiêu kịp thời cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Chính sách, chế độ chi BHXH được ban hành thực hiện thống nhất trong cả nước. Chế độ đóng góp và hưởng thụ phải được thực hiện công bằng đối với mọi đối tượng, không có sự phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, địa giới hành chính, thành phần kinh tế... Phải thực hiện chế độ công khai trong hoạt động chi BHXH, có sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu quả: Nguồn tài chính dùng để chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng được hưởng bảo hiểm phải được quản lý chặt chẽ, chi tiêu đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định, tiết kiệm và đạt được hiệu quả cao. Đây cũng là một trong những nguyên tắc cần thiết đặt ra với hoạt động quản lý chi BHXH nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thất thoát, mất mát nhưng đồng thời cũng giảm được các chi phí, tiết kiệm cho quỹ BHXH.
1.1.4. Đối tượng, nội dung và hình thức chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
1.1.4.1. Đối tượng chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
- Chủ thể chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện là cơ quan BHXH huyện - Đối tượng được nhận BHXH bắt buộc là NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và thuộc diện hưởng chế độ BHXH bắt buộc.
xã hội huyện
Chi BHXH bắt buộc bao gồm chi trả các chế độ BHXH mà NLĐ được hưởng khi tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. Các chế độ BHXH bắt buộc là sự cụ thể hoá chính sách, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng BHXH bắt buộc, nghĩa vụ và mức đóng góp của từng trường hợp cụ thể phù hợp với quy luật khách quan của xã hội và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện được thực hiện theo quy định tại Luật BHXH bao gồm:
- Chi ốm đau là chế độ NLĐ được hưởng trong các trường hợp sau:
+ NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do TNLĐ, BNN phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
+ NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
- Chi thai sản là chế độ NLĐ được hưởng trong các trường hợp sau:
+ Lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi (phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi).
+ Lao động nữ đặt bòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản. + Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
- Chi tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là chế độ NLĐ được hưởng trong các trường hợp sau:
+ NLĐ được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị); trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; NLĐ bị suy giảm khả năng
lao động từ 5% trở lên bị tai nạn.
+ NLĐ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh – xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
- Chi hưu trí là chế độ NLĐ được hưởng trong các trường hợp sau:
+ Lao động là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm và đủ 55 tuổi.
+ Lao động đang tham gia BHXH mà đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên và thuộc 1 trong các trường hợp theo Quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13.
- Chi tử tuất là chế độ NLĐ được hưởng trong các trường hợp sau:
+ Tuất hàng tháng: Những người đang tham gia BHXH, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; đang hưởng lương hưu; chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
+ Tuất 1 lần: NLĐ chết không thuộc các trường hợp hưởng tuất hàng tháng; NLĐ chết thuộc một trong các trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định; Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần( trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên); ....
+ Mai táng phí: Người đang tham gia hoặc đang bảo lưu mà đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên; Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng đã nghỉ việc. Người chết do TNLĐ, BNN hoặc chết trong thời gian điều trị TNLĐ, BNN; Những trường hợp nêu trên bị Toà án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng.
Riêng đối với bảo hiểm thất nghiệp do Trung tâm Giới thiệu việc làm của địa phương chi trả trực tiếp cho người lao động. Cơ quan BHXH huyện chỉ tham gia ở mức độ chốt sổ bảo lưu (chốt số năm đóng bảo hiểm đến thời điểm người lao động thất nghiệp và không được đóng tiếp BHXH).
1.1.4.2. Hình thức chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo