T HỰC RẠNG Ổ CHỨC HỰC HIỆN DỰ OÁN CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮ BUỘC
1.2.1. KHÁI NIỆM QUẢNLÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
Việc chi trả BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện được thực hiện theo hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp tùy thuộc vào nguyện vọng của người thụ hưởng và điều kiện, quy định chi trả đối với mỗi loại chế độ khác nhau.
Theo Điều 18 “Quyền của NLĐ” của Luật BHXH năm 2014 của Việt Nam có quy định NLĐ được nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
- Nhận trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.
- Nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng. - Nhận thông qua NSDLĐ.
Như vậy nói cách khác, BHXH có thể được chi trả cho người lao động (hoặc người thân của người lao động) trực tiếp, hoặc thông qua tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền đối với phần trợ cấp BHXH.
Mỗi hình thức chi trả có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo điều kiện cụ thể, cơ quan BHXH có thể áp dụng một trong hai phương thức chi trả nêu trên hoặc kết hợp cả hai phương thức cho phù hợp.
1.2. Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
1.2.1. Khái niệm quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xãhội huyện hội huyện
Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012): “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra của chủ thể quản lý lên đối tượng được quản lý nhằm đạt được mục tiêu trong điều kiện môi trường luôn biến động”
Trên cơ sở khái niệm quản lý, có thể hiểu quản lý chi BHXH bắt buộc như sau: Quản lý chi BHXH tại bảo hiểm xã hội huyện là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch chi và kiểm tra,giám sát đánh giá hoạt động chi trả BHXH cho các đối tượng thụ hưởng của cơ quan BHXH huyện trên địa bàn quản lý.
Chi BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện là nói đến mối quan hệ giữa 3 bên, bao gồm quan hệ giữa Nhà nước (đại diện là bảo hiểm xã hội huyện), NLĐ và NSDLĐ. Trong các mối quan hệ trên thì NLĐ và chủ SDLĐ là đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý chính là bảo hiểm xã hội huyện.
Quản lý chi BHXH bắt buộc cần hướng tới mục tiêu là làm cho quá trình tổ chức chi trả chế độ BHXH bắt buộc được thông suốt, chi đúng, đủ, kịp thời và chính xác phục vụ cho người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH bắt buộc ngày càng tốt hơn. Từ đó góp phần ổn định, bảo đảm an toàn xã hội và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quản lý chi BHXH bắt buộc là các hoạt động có tổ chức theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH. Các hoạt động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo tới tận tay người thụ hưởng đúng thời gian quy định.
1.2.2. Mục tiêu quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
- Đảm bảo chi trả đúng đối tượng, chi đủ, chi kịp thời đến tận tay đối tượng hưởng BHXH bắt buộc, tránh tình trạng lạm dụng, trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ BHXH dẫn đến sự mất cân bằng giữa các đối tượng tham gia. Để đảm bảo chi đúng đối tượng, cần phải thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. Kịp thời điều chỉnh tăng giảm và lập danh sách chi trả hàng tháng để làm căn cứ chi BHXH.
- Đảm bảo chi trả kịp thời khi người tham gia BHXH chẳng may gặp rủi ro làm mất hoặc giảm thu nhập, BHXH phải kịp thời tiến hành các thủ tục để chi trả trợ cấp cho người lao động giúp người lao động nhanh chóng sớm ổn định cuộc sống đảm bảo an sinh xã hội.
- Đảm bảo an toàn trong công tác vận chuyển tiền và chi trả nhằm mục đích ổn định đời sống cho người lao động tham gia BHXH ngày càng tốt hơn góp phần ổn định, bảo đảm an toàn xã hội và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như của đất nước.
1.2.3. Bộ máy quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Trước đây việc chi trả do cán bộ cơ quan BHXH đảm nhiệm, có sự phối hợp với các UBND xã, thị trấn. Thực hiện theo Công văn số 1813/BHXH-BC ngày 22/5/2013 của BHXH Việt Nam, từ năm 2013 trở lại đây BHXH huyện đã chi trả lương hưu qua hệ thống bưu điện.
Công tác quản lý chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện được phân cấp chi trả được BHXH Việt Nam quy định cụ thể từ việc quản lý nguồn kinh phí, phân cấp rõ trách nhiệm giữa cơ quan BHXH các cấp trong công tác quản lý chi, cấp phát kịp thời nguồn kinh phí, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng dịch vụ quảnlý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH giữa cơ quan BHXH với đại lý bưu điện. Trên cơ sở phân cấp chi trả của BHXH Việt Nam, BHXH huyện tổ chức công tác quản lý chi BHXH theo đúng thẩm quyền được phân cấp:
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện
Nguồn: tác giả tổng hợp
- BHXH tỉnh: Hàng tháng dựa vào dự trù kinh phí chi mà BHXH huyện đề nghị, BHXH tỉnh cấp kinh phí vào tài khoản chuyên chi của BHXH huyện mở tại Ngân hàng NNo&PTNT để thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đơn vị sử dụng lao động và người thụ hưởng chế độ BHXH. Đồng thời chuyển BHXH huyện danh sách
BHXH tỉnh
BHXH huyện
Đơn vị sử dụng lao động Bưu điện huyện
Người lao động TNLĐ - BNN ốm đau Thai sản Hưu trí Tử tuất
lương hưu, trợ cấp BHXH, danh sách hưởng BHTN (mẫu số 72a-HD), danh sách đối tượng hưởng một lần, lần đầu để thực hiện chi trả cho đối tượng thụ hưởng BHXH.
- BHXH huyện: Chuyển danh sách chi lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu C72a- HD) cho Đại lý chi trả. Thực hiện chi trả trợ cấp BHXH cho các đối tượng thụ hưởng BHXH (trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp TNLD một lần, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất một lần..)
Chi trả cho người hưởng mới, từ tỉnh khác chuyển đến có tháng chưa nhận và chưa lập vào danh sách chi trả khi người hưởng có nhu cầu nhận tiền tại BHXH huyện.
Chi trả và thanh quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DSPHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN) đơn vị sử dụng lao động và cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH.
- Bưu điện: Thực hiện quản lý người hưởng và chi trả chế độ BHXH theo đúng thỏa thuận đã được cam kết theo hợp đồng
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH căn cứ theo danh sách (mẫu C72a-HD) do BHXH huyện chuyển đến, thự hiện chi trả kịp thời, đầy đủ cho người hưởng.
Khi chi trả, kiểm tra Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh, hướng dẫn người hưởng ký tên vào danh sách mẫu số C72a-HD.
Thanh quyết toán kinh phí chi trả: Chậm nhất sau ngày 12 hàng tháng lập bảng thanh toán chi trả các chế độ BHXH theo mẫu số C74-HD để quyết toán số tiền chi trả; chuyển mẫu số C72a-HD có ký nhận của người lĩnh tiền và số tiền người hưởng chưa nhận (nếu có), mẫu số C74-HD cho BHXH huyện.
1.2.4. Nội dung của quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
1.2.4.1. Lập dự toán chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Quá trình lập dự toán chi BHXH bắt buộc ở BHXH huyện:
Hàng năm dựa vào phân tích các báo cáo tình hình thu, chi của năm trước để lập dự toán chi BHXH bắt buộc cho năm sau. Dự toán chi BHXH bắt buộc sẽ được thiết lập cho từng đối tượng tham gia, từng đối tượng thụ hưởng. Sau khi lập dự
toán chi BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện sẽ được chuyển lên cơ quan BHXH tỉnh. Khi được BHXH Việt Nam và Hội đồng quản lý BHXH duyệt dự toán mới chính thức có giá trị.
Hình 1.2. Quá trình lập dự toán chi BHXH bắt buộc ở BHXH huyện
Nguồn: tác giả tổng hợp
Căn cứ lập dự toán chi BHXH bắt buộc ở BHXH huyện: - Những văn bản pháp quy quy định về chi BHXH bắt buộc.
- Những văn bản pháp quy quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện trong quản lý BHXH bắt buộc.
- Dự báo tăng kinh phí chi trả BHXH bắt buộc do Nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi chính sách tiền lương cho người hưởng trợ cấp BHXH bắt buộc.
- Số giao chi BHXH bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện cho BHXH huyện năm dự toán.
- Tình hình chi BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện năm trước.
- Dự báo tăng giảm đối tượng hưởng BHXH bắt buộc trong năm đối với từng loại đối tượng cụ thể.
- Dự báo tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh nói chung, trên địa bàn huyện nói riêng. - Các văn bản quy định hiện hành liên quan đến chính sách BHXH bắt buộc, BHYT và các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện của BHXH.
Nội dung dự toán chi BHXH bắt buộc:
Báo cáo tình hình thu, chi BHXH năm trước
Đối tượng tham gia, thụ hưởng Nguồn chi trả Lập dự toán chi BHXH tại BHXH cấp huyện Cơ quan BHXH cấp tỉnh BHXH Việt Nam
- Dự kiến đối tượng hưởng BHXH bắt buộc:
Đối tượng hưởng BHXH bắt buộc nguồn NSNN đảm bảo và nguồn quỹ BHXH bắt buộc có 8 nhóm đối tượng và các đối tượng hưởng chế độ từ các quỹ bao gồm: quỹ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; quỹ TNLĐ-BNN; quỹ hưu trí, tử tuất.
- Dự toán chi BHXH bắt buộc:
Dự toán chi BHXH bắt buộc được tổng hợp nguuồn kinh phí theo từng khoản chi, chi tiết theo từng nhóm đối tượng được hưởng và mức chi bình quân theo từng nhóm đối tượng. Mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ đối với CBCCVC và lực lượng vũ trang.
Thuyết minh chi tiết cơ sở xây dựng dự toán đối với từng nội dung chi: hàng tháng, một lần, chi ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN…
+ Biến động tăng giảm người hưởng so với năm trước và thuyết minh rõ nguyên nhân tác động đến việc tăng, giảm số người hưởng
+ Cơ sở xác định mức chi để lập dự toán
+ Thuyết minh rõ số tiền chi tăng theo từng nguyên nhân như: do nhà nước ban hành chính sách, chế độ (nếu có), do tăng người hưởng.
1.2.4.2. Tổ chức thực hiện dự toán chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Tổ chức thực hiện dự toán chi trả các chế độ BHXH bắt buộc bao gồm: tổ chức đào tạo, hướng dẫn cán bộ; quản lý đối tượng hưởng và thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc cho người hưởng và giải quyết khiếu nại trong quá trình tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc
a. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn cán bộ về quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc
Công tác tổ chức đào tạo, hướng dẫn cán bộ nhằm nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chi BHXH bắt buộc. Công tác tổ chức đào tạo, hướng dẫn cán bộ nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện theo Quyết định số 1055/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng về BHXH.
lý chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện sẽ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ; đồng thời, mở các lớp tập huấn cập nhật các kiến thức mới theo Đợt đào tạo của BHXH tỉnh.
Bên cạnh đó, tại BHXH huyện, cán bộ quản lý chi BHXH bắt buộc có thể tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn tại các cơ sở đào tạo.
b. Quản lý đối tượng hưởng và điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Hàng năm BHXH huyện giải quyết và theo dõi hàng chục nghìn đối tượng hưởng BHXH bắt buộc, do vậy việc quản lý đối tượng là rất phức tạp và khó khăn cần có sự chặt chẽ thống nhất giữa cácđơn vị liên quan với nhau. Việc quản lý đối tượng hưởng BHXH bắt buộc được chia làm hai nhóm là quản lý nhóm đối tượng dài hạn và quản lý nhóm đối tượng ngắn hạn:
- Đối với nhóm đối tượng dài hạn:
BHXH huyện quản lý nhóm đối tượng này bằng hai hình thức là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bưu điện huyện Yên Bình.
+ Trực tiếp: BHXH bắt buộc tiếp nhận đơn xin di chuyển nội tỉnh, nội huyện, đơn xin thay đổi hình thức nhận trợ cấp từ tiền mặt sang ATM và ngược lại tại phòng tiếp nhận và quản lý hồ sơ, sau đó chuyển sang phòng chế độ chính sách. Căn cứ vào đó cán bộ chế độ làm biến động trên phần mềm đồng thời lập mẫu 9C- CBH gửi BHXH bắt buộc tinh.
Lập Danh sách báo tiếp tục in danh sách chi trả (mẫu số 10-CBH) đối với người hưởng đã tạm dừng in danh sách chi trả có đơn đề nghị tiếp tục nhận lại chế độ BHXH bắt buộc, gửi BHXH tỉnh.
Thu hồi kịp thời các khoản tiền chi sai, chi vượt cho người hưởng. Đối với trường hợp số tiền chi sai, chi vượt thuộc trách nhiệm của Bưu điện do báo giảm chậm theo quy định, yêu cầu cơ quan bưu điện phải hoàn trả ngay số tiền chi sai, chi vượt về quỹ BHXH bắt buộc.
Căn cứ vào dữ liệu mẫu số 13-CBH (mẫu tăng các đối tượng hưởng hàng tháng) do BHXH tỉnh chuyển, in, ký để theo dõi, quản lý.
sách chi trả chuyển Bưu điện huyện để chuyển cho người hưởng biết.
+ Gián tiếp: Hàng tháng, căn cứ thông tin quản lý người hưởng Bưu điện huyện lập Danh sách báo giảm người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH bắt buộc hàng tháng gồm: Người hưởng chết; người hưởng xuất cảnh trái phép; người hưởng bị tòa án tuyên bố mất tích (mẫu số 9a-CBH) ghi rõ lý do giảm, gửi BHXH huyện cùng Thông báo thay đổi thông tin người hưởng (mẫu số 18-CBH) trước ngày 20 hàng tháng chuyển BHXH huyện. Từ đó, lập Danh sách báo giảm người hưởng chế độ BHXH bắt buộc hàng tháng (mẫu số 9b-CBH) gửi BHXH tỉnh.
- Đối với nhóm đối tượng ngắn hạn:
Tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ người lao động, thân nhân người lao động hoặc từ người sử dụng lao động; chuyển ngay hồ sơ cho Tổ Thực hiện chính sách BHXH bắt buộc. Trong khi tiếp nhận hồ sơ nếu phát hiện hồ sơ giả, hồ sơ có dấu hiệu gian lận thì báo cáo Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phối hợp với cán bộ giám định xác nhận giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ của các đối tượng có xác thực hay không?
c. Thực hiện việc chi các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người được thụ hưởng
Theo điều 14, phân cấp nội dung chi trả, quyết định 828/QĐ-BHXH bắt buộc ngày 27/05/2016 của BHXH quy định BHXH huyện chi trả và quyết toán các chế độ:
- Chi chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DSPHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN) cho người lao động; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc cho đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu theo phân cấp;
- Chi trả các chế độ BHXH bắt buộc cho NLĐ bảo lưu thời gian đóng BHXH