THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 83)

T HỰC RẠNG Ổ CHỨC HỰC HIỆN DỰ OÁN CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮ BUỘC

2.3.4. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH

hiểm xã hội huyện Yên Bình

Những năm qua, BHXH huyện Yên Bình luôn coi trọng và đề cao công tác kiểm tra, giám sát nên ngay từ đầu năm, BHXH huyện đã lập kế hoạch kiểm tra tới các đại diện chi trả của buu điện tại các xã, thị trấn để kịp thời phát hiện những sai xót trong quá trình chi trả BHXH để sửa chữa, khắc phục kịp thời. Bảo hiểm xã hội

huyện thường xuyên phối hợp với phòng lao động thương binh và xã hội thành lập các tổ kiểm tra đến các đơn vị để kiểm tra hồ sơ cũng như chứng từ chi trả các chế độ cho người lao động, giảm tình trạng làm giả hồ sơ, tình trạng gửi đóng BHXH để trục lợi thai sản. Đối với các hồ sơ thai sản có thời gian truy đóng nhiều cán bộ chế độ giải quyết hồ sơ chủ động trình Giám đốc đi đến đơn vị để kiểm tra xác minh, lập biên bản trước khi giải quyết chế độ. Đối với các trường hợp vi phạm căn cứ theo luật, BHXH phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm minh.

Về người thực hiện kiểm tra, giám sát: Do số lượng đơn vị và đại lý chi trả nhiều mặt khác số lượng CBVC trong cơ quan lại có hạn nên việc thực hiện kiểm tra giám sát được phân đều cho các cán bộ. Tuy nhiên do khối lượng công việc chuyên môn lớn nên việc kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thực sự nghiêm túc, nhiều cán bộ thực hiện qua loa cho xong kế hoạch để chứ chưa chú trọng vào công việc.

Về hình thức: BHXH huyện Yên Bình đã tổ chức đi kiểm tra giám sát chi trả theo hình thức định kỳ và đột xuất. Theo hình thức định kỳ thì dựa vào lịch chi trả từ đầu tháng mà bưu điện huyện chuyển sang, CBVC BHXH huyện Yên Bình được phân công kiêm tra các đại diện chi trả của bưu điện tại các xã trong các ngày chi lương hưu tập trung. Còn hình thức đột xuất được thực hiện khi có các tố cáo, khiếu nại hay khi phát hiện các hành vi gian lận, làm giả hồ sơ trong quá tình giải quyết các chế độ.

Về quy trình: cán bộ thực hiện kiểm tra trước khi giải quyết, xét duyệt hồ sơ gọi là tiền kiểm, ngược lại hậu kiểm nếu có đề nghị của cơ quan cấp trên hoặc có đơn thư tố cáo, khiếu nại của đối tượng BHXH huyện phân công cán bộ kiểm tra hồ sơ hưởng sau khi duyệt chế độ.

Bảng 2.18. Kết quả kiểm tra hoạt động chi BHXH bắt buộc giai đoạn 2016 – 2019 STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Số cuộc kiểm tra 75 92 107 135

- Kiểm tra tổng thể 53 72 81 99

- Kiểm tra chuyên đề 22 20 26 36

2 Số đơn vị được kiểm tra 145 179 231 267

- Đại lý chi trả 10 14 17 27

- Đơn vị sử dụng lao động 135 165 214 240

3 Số tiền phải thu hồi sau kiểm

tra (triệu đồng) 21,5 30 67 75

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BHXH huyện Yên Bình qua các năm

Về nội dung kiểm tra giám sát trong chi BHXH: Cán bộ thực hiện kiểm tra người nhận tiền đã đúng đối tượng giải quyết chưa? Số tiền đối tượng nhận có đúng với số tiền cơ quan bảo hiểm duyệt hay không? Thời gian chi trả có đúng quy định có bị chậm và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động hay không?

Kết quả kiểm tra cho thấy, công tác chi các chế độ BHXH bắt buộc tại đại diện chi trả cơ bản đã thực hiện đúng một số nội dung theo quy định như đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả, có sử dụng giấy ủy quyền đối với các đối tượng không đến nhận trực tiếp; tiếp nhận và lập hồ sơ báo giảm các đối tượng chết, chuyển đi, thay đổi nơi lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH; tiếp nhận và tổ chức lấy chữ ký đối với các đối tượng lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH qua thẻ ATM... Tại các đơn vị sử dụng lao độngqua kiểm tra cho thấy, số liệu, chứng từ chi trả các chế độ BHXH nhất là các chế độ ngắn hạn đã đến tay người lao động. Những chế độ được giải quyết kịp thời, sổ BHXH được cấp phát đúng kỳ hạn, đảm bảo cho người lao động yên tâm lao động và làm việc.

Qua công tác kiểm tra, BHXH huyện Yên Bình đã phát hiện và thu hồi các trường hợp trùng chi, chi không đúng tại các đơn vị sử dụng lao động và từ đối tượng được hưởng chế độ BHXH. Tuy đã phát hiện và xử lý các hình thức vi phạm nhưng các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh do vậy việc xử lý vi phạm còn mang tính hình thức mà chưa thực sự triệt để, chưa đạt hiệu quả cao.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2019

2.4.1. Đánh giá sự thực hiện mục tiêu quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình

Trong giai đoạn 2016 – 2019, công tác quản lý chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Bình đã thực hiện chi trả đối với các đối tượng được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất góp phần đảm bảo ổn định đời sống người lao động:

- Phần lớn BHXH huyện Yên Bình đã thực hiện chi trả đúng đối tượng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều trường hợp chưa phản ánh được đầy đủ, đúng bản chất của chế độ này. Đối với chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ: Chi nghỉ dưỡng sức hiện nay ở đa số doanh nghiệp chưa thực hiện theo đúng bản chất của chế độ này là để phục hồi sức khoẻ cho người lao động sau thời gian làm việc tại đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ. Chủ yếu hiện nay các đơn vị thực hiện cho người lao động nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức tại nhà hoặc thanh toán nghỉ dưỡng sức nhưng vẫn đi làm việc tại cơ quan, chưa tổ chức cho người lao động đi nghỉ dưỡng sức.

- Vẫn có trường hợp chi trả chậm đối với các đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Các chế độ này sau khi BHXH xét duyệt đã chuyển tiền về đơn vị, tuy nhiên một số đơn vị sử dụng lao động còn chi trả chậm và chia làm nhiều lần chi trả cho NLĐ.

- Công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Bình được đảm bảo an toàn trong công tác vận chuyển tiền và chi trả đã góp phần ổn định đời sống cho người lao động tham gia BHXH ngày càng tốt hơn góp phần ổn định, bảo đảm an toàn xã hội và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.4.2. Ưu điểm

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý chi BHXH bắt buộc cũng như kết quả đạt được của công tác này tại BHXH huyện Yên Bình, có thể chỉ ra một số ưu điểm trong công tác quản lý chi như sau:

- Lập dự toán chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Bình đã có nhiều tiến bộ đáng kế góp phần không nhỏ vào hoạt động quản lý chi BHXH. Chất lượng của dự toán chi BHXH ngày một tốt hơn.

- Tổ chức thực hiện dự toán chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Bình: + Công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH đảm bảo chính xác, chi trả kịp thời các chế độ BHXH cho các đối tượng an toàn, đúng chế độ, đúng kỳ hạn, đến tận tay đối tượng và không gây phiền hà cho đối tượng. Ít xảy ra tình trạng chi trả chậm chế độ BHXH như trước đây nữa, tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho đối tượng thụ hưởng BHXH.

+ BHXH huyện đã phối hợp tốt với bưu điện xây dựng lịch chi trả cố định cho đối tượng. Để đối tượng có thể chủ động về thời gian và công việc trong việc nhận chế độ của mình.

- Kiểm soát chi BHXH bắt buộc: đã được chú trọng, đặc biệt là kiểm tra về công tác quản lý đối tượng, công tác chi trả ngườ lao động tại các đơn vị sử dụng lao động.

2.4.3. Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì công tác quản lý chi BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Yên Bình trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Lập dự toán chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Bình: Vẫn có sự chênh lệch nhất định giữa số kế hoạch và số thực chi BHXH qua các năm do những hạn chế về khả năng đánh giá, dự báo tình hình của đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch.

- Tổ chức thực hiện dự toán chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Bình: + Về quản lý cắt giảm đối tượng vẫn chưa được chính xác vì sự hạn chế về kiến thức và trình độ sử dụng máy tính của các nhân viên chi trả dẫn đến danh sách

lập lên BHXH huyện bị sai lệch thông tin, đồng thời có nhiều trường hợp báo giảm muộn lên cán bộ chi trả.

+ Hạn chế về phương thức chi trả:

• Phương thức chi trả gián tiếp: Tổ chức bộ máy của ngành BHXH không có cấp xã, phường vì vậy không có cán bộ chuyên trách trực tiếp để chi trả ngay trên địa bàn mà phải thông qua đại diện chi trả. Do đó, các thủ tục và nguyên tắc tài chính của ngành BHXH không thể thực hiện được một cách nghiêm túc, cụ thể như: Cán bộ chi trả còn ký nhận thay cho người vắng mặt nên dễ dẫn tới việc cán bộ chi trả chiếm dụng tiền mà đối tượng chưa nhận để dùng vào mục đích khác, cơ quan BHXH khó kiểm tra phát hiện hoặc khi phát hiện thì quá muộn.

Công tác thanh quyết toán, báo cáo tăng, giảm đối tượng thường hay bị chậm bởi đa số cán bộ chi trả làm công tác kiêm nhiệm, họ còn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chính khác.

Một số điểm chi trả chưa có két giữ tiền hoặc có nhưng không an toàn nên cán bộ chi trả phải mang tiền mặt về nhà cất giữ.

Giấy ủy quyền chưa được đúng mẫu và chưa chặt chẽ.

Nhân viên chi trả của bưu điện lập thêm DSCT để bớt số tiền thực tế mà đối tượng được nhận.

• Phương thức chi trả trực tiếp: Do biên chế của mỗi huyện chỉ có giới hạn, trong khi đó việc chi trả trực tiếp được quy định thống nhất và đồng loạt, đảm bảo tính nhanh gọn, chính xác. Cho nên, đối với những huyện có địa bàn rộng, số đối tượng đông có thể không đủ người để đảm bảo được việc chi trả kịp thời. Hơn nữa, nếu có ký hợp đồng lao động thời vụ để thực hiện chi trả thì do thời gian hợp đồng rất ngắn nên khó có thể quản lý được đối tượng này, dẫn tới tình trạng gây phiền hà cho đối tượng hưởng BHXH.

- Kiểm soát chi BHXH bắt buộc: BHXH huyện chưa tích cực trong xử lý các vi phạm trong chi trả BHXH, các chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các đơn vị sử dụng lao động điều này làm ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của NLĐ.

2.4.4. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.4.1. Những nguyên nhân chủ quan

- Số lượng CBVC BHXH huyện còn thiếu, khối lượng công việc lại nhiều dẫn đến không sắp xếp được thời gian để nghiên cứu và tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức phục vụ cho công tác quản lý chi BHXH bắt buộc.

- CBVC các phòng nghiệp vụ chưa ý thức được việc quản lý chi là nhiệm vụ chung của toàn ngành, và cho rằng đây là việc riêng của phòng kế toán nên chưa tích cực trong việc học hỏi và đi kiểm tra, giám sát ở các đơn vị.

- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý: vẫn còn tồn tại cán bộ vì lợi ích riêng đã bỏ qua những sai phạm của đơn vị,hay người lao động.

- Hạn chế về công nghệ, kỹ thuật quản lý. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH là phải cập nhật được những thông tin về tình hình di chuyển, biến động về số lượng lao động của từng đơn vị sử dụng lao động và mức đóng góp của từng người lao động. Đó là một khối lượng công việc rất lớn, trong khi ngành BHXH chưa có công nghệ quản lý bằng kỹ thuật hiện đại, công tác quản lý chủ yếu hiện nay vẫn làm thủ công là chủ yếu.

2.4.4.2. Những nguyên nhân khách quan

- Luật BHXH chưa thực sự sâu sát với thực tế xã hội, nhận thức về BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động, của người lao động và người dân còn hạn chế, còn hay nhầm lẫn với các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác. Công tác tuyên truyền, phổ biến giải thích về chính sách BHXH còn chưa được quan tâm đúng mức. Biện pháp và hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến còn chưa được phù hợp, hiệu quả còn thấp.

- Những năm qua, việc Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu nhiều lần gây không ít khó khăn cho công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh vì phải điều chỉnh mức chi trả hợp lý.

- Quy chế quản lý chi BHXH thường xuyên thay đổi do vậy việc thay đổi phương thức, quy trình thực hiện tại huyện gặp nhiều khó khăn.

- Sự biến động của đối tượng hưởng BHXH trên một địa bàn rộng lớn cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý chi BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Bình.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI

BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2025

3.1. Phương hướng phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình

3.1.1. Phương hướng chung của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; các nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, bám sát chỉ đạo của Chính phủ để xây dựng và triển khai các phương án điều hành các kế hoạch, dự toán, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 – 2025.

- Phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền; tập trung vào các nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

- Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành tại một số đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi BHXH, BHTN, BHYT; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHTN; kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHTN, BHYT… hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; rà soát xử lý dữ liệu thẻ BHYT cấp trùng; hoàn thiện dữ liệu hộ gia đình, cấp mã số BHXH cho người tham gia.

3.1.2. Phương hướng phát triển của Bảo hiểm xã hôi huyện Yên Bình đến năm 2025

hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách BHXH được ban hành ngày 23-5-2018 đã xác định phương hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2025 của BHXH huyện Yên Bình:

- Phấn đấu đạt khoảng 50% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi; phấn đấu đạt khoảng 40% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; phấn đấu đạt khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 83)