Khái niệm về thủy điện vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 35)

Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thuỷ điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục (Bách khoa toàn thư Việt Nam).

Thủy điện vừa và nhỏ là các thủy điện được xây dựng trên lưu vực các sông suối nhằm tận dụng sức nước ở đây. Phân loại thuỷ điện vừa và nhỏ là một khái niệm tương đối, tùy theo điều kiện từng nước. Ở Việt Nam, phân loại thủy điện được quy định theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN số 285 - 2002), theo đó nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ có cấp công trình là cấp IV, cấp III và một phần cấp II (Bộ xây dựng, 2002).

+ Từ 200 kW - 5.000 kW là công trình cấp IV. + Từ 5.000 kW - 50.000 kW là công trình cấp III.

+ Từ 50.000 kW - 100.000 kW là một phần công trình cấp II.

Theo tổ chức thuỷ điện nhỏ của Liên hiệp quốc (Small Hydropower UNIDO), thuỷ điện nhỏ có công suất từ 200 kW - 10.000 kW, thuỷ điện vừa có công suất từ 10.000 kW - 100.000 kW, dưới 200 kW là mini hydropower.

- Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ là một lợi thế về kinh tế của tỉnh nhằm tăng doanh thu hàng năm, mặt khác năng lượng điện phát triển tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác trong tỉnh phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w