Điểm mạnh trong quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 92 - 97)

bàn tỉnh Sơn La

2.3.1. Điểm mạnh trong quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địabàn tỉnh Sơn La bàn tỉnh Sơn La

2.3.1.1. Công tác lập và quản lý quy hoạch

- Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La được lập cơ bản đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng.

- Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, quy hoạch phát triển điện lực.

- Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ phần nào đã đảm bảo phù hợp với quy hoạch bậc thang thủy điện đã được phê duyệt.

- Thực hiện công tác xây dựng, rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ theo các giai đoạn trung hạn, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ.

- Các quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh do Viện Năng lượng – Bộ Công Thương thực hiện, đây là đơn vị tư vấn có chức năng và đủ năng lực theo quy định của pháp luật.

- Việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch đã được UBND tỉnh Sơn La tổ chức đúng quy trình, thủ tục; với sự thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước, ý kiến tham gia của các địa phương và các đơn vị tư vấn.

- Nội dung quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt đã đảm bảo một số yêu cầu như: Đã cập nhật hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực (đặc biệt là vấn đề khai thác, sử dụng nước, chống lũ ...); đã nghiên cứu kết hợp nhiệm vụ điều tiết lưu lượng về mùa kiệt và cắt giảm lũ cho hạ du; nghiên cứu kết hợp khai thác thủy điện tại một số công trình thủy lợi đã và đang nghiên cứu quy hoạch.

2.3.1.2. Hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư

- Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đã dần được đổi mới, hoàn thiện

Trong những năm qua nhà nước đã ban hành và đổi mới nhiều cơ chế chính sách về đất đai, đầu tư, xây dựng, … nhằm hoàn thiện các khung pháp lý tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp thủy điện. Việc đổi mới các cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, đóng góp cho ngân sách và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương; góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Môi trường đầu tư ngày càng được thuận lợi

hoạch sản phẩm (trong đó có quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ) và ban hành một số cơ chế, chính sách, công cụ quản lý kinh tế ... đã tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh.

- Về công tác cải cách thể chế

Lĩnh vực phát triển thủy điện, đầu tư xây dựng dự án thủy điện chịu sự quản lý rất nhiều hệ thống văn bản pháp luật đa lĩnh vực từ thủ tục về đầu tư, xây dựng, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, tái định canh, định cư, đấu nối, quản lý vận hành nhà máy, quản lý vận hành hồ chứa, quản lý an toàn đập, cấp phép phát điện, hoạt động thị trường điện lực, thuế ... Đặc biệt các vấn đề đền bù, tái định cư các công trình thủy điện: Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, Quyết định 34/2010/QĐ-TTg ngày 08/ 4/2010) và các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành (Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Nhìn chung, việc cải cách về thể chế trong những năm qua đã được địa phương quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả; góp phần tạo được chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư tại địa phương.

- Về công tác cải cách hành chính

Thủ tục hành chính được cải cách theo hướng nhanh, gọn, ít đầu mối, rút ngắn về thời gian (riêng đối với các dự án đầu tư về thủy điện thời gian thẩm định hồ sơ rút ngắn 1/3 thời gian so với quy định của Trung ương). Hồ sơ thuê đất, cấp đất được giải quyết nhanh đúng trình tự, thủ tục. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được triển khai đồng bộ từ tỉnh – huyện - xã, đúng quy định của Nhà nước do đó hạn chế được các trường hợp khiếu kiện trong quá trình bồi thường di dân, tái định cư các dự án thuỷ điện của tỉnh. Thủ tục cấp giấy phép đối với lao động nước ngoài vào thi công các dự án thuỷ điện dễ dàng, đúng Luật.

Việc xác nhận danh mục hàng hoá nhập khẩu thiết bị của các nhà máy thuỷ điện từ nước ngoài được tiến hành nhanh chóng đúng chủng loại thiết bị, đúng đối tượng. Sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đối với chính quyền cấp huyện và xã, các yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi trong môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào Sơn La nói chung và trong lĩnh vực thuỷ điện nói riêng.

- Về xây dựng kết cấu hạ tầng

Tỉnh Sơn La đã tập trung khai thác tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn, do đó hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên rõ rệt, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển, trong đó trọng tâm là đẩy nhanh đầu tư phát triển các dự án giao thông nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời cũng là vùng có các tiềm năng về phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

Tính đến năm 2019, 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã; trong đó khoảng 97% số xã có đường nhựa hoặc đường bê tông đến trung tâm, còn khoảng 3% số xã có đường cấp phối, số thôn bản có đường giao thông liên thôn bản đạt khoảng 93,1%. Giao thông thuận lợi là điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến với Sơn La.

- Về xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương

Nhìn chung hoạt động xúc tiến và kêu gọi đầu tư tại địa phương được thực hiện khá tốt. Năm 2019, Sơn La đã tổ chức thành công 02 hội nghị xúc tiến đầu tư tại địa phương. Sơn La đã thực hiện tốt công tác giới thiệu, quảng bá các tiềm năng thế mạnh của địa phương, đi đôi với đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước ... Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, địa phương đã tích cực, chủ động trong việc vận động, thu hút các nguồn vốn. Đối với lĩnh vực thủy điện, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong nước còn có nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài.

2.3.1.2. Công tác quản lý đầu tư xây dựng

về đầu tư, xây dựng; tuân thủ quy hoạch thủy điện và phù hợp quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các dự án thủy điện cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực trước khi đầu tư.

- Các chủ đầu tư xây dựng dự án thủy điện vừa và nhỏ có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án.

2.3.1.3. Công tác kiểm tra, giám sát thủy điện

Trong quá trình đầu tư và vận hành khai thác, UBND tỉnh và các ngành liên quan đã tổ chức một số đoàn kiểm tra, giám sát một số công trình thủy điện; xem xét, giải quyết một số kiến nghị của chủ đầu tư về những vấn đề liên quan đến thực hiện dự án.

Đánh giá hiệu quả quản lý và phát triển thủy điện vừa và nhỏ: Trong những năm vừa qua, các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ được quy hoạch, xây dựng và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w