Mục tiêu, tiêu chí quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 42 - 45)

1.2.2.1. Mục tiêu quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ

Biết cách quản lý tạo ra sự thống nhất giữa người, tổ chức, cơ quan quản lý – người, tổ chức bị quản lý và giữa những người, tổ chức bị quản lý với nhau. Đây là mục tiêu rất khó khăn bởi vì phải biết cứng nhắc và mềm dẻo đúng lúc.

Định hướng sự phát triển của thủy điện vừa và nhỏ đi theo mục tiêu và phương hướng chung, nhằm mang đến hiệu quả cao nhất về kinh tế – môi trường – xã hội.

Biết cách tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn hoạt động các thủy điện vừa và nhỏ sao cho giảm được độ bất định mang đến mục tiêu quản lý cao.

Luôn đốc thúc các thủy điện vừa và nhỏ làm việc, tạo động lực trong mọi tình huống, luôn có cách xử lý mềm dẻo.

Tạo môi trường làm việc vui vẻ, ổn định, bền vững, phát triển.

1.2.2.2. Tiêu chí quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ

* Tiêu chí kinh tế - kỹ thuật

- Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ xây dựng theo nguyên tắc sử dụng năng lượng trực tiếp từ dòng sông, một số trạm có thể sử dụng điều tiết ngày đêm hoặc điều tiết tuần hay mùa, các trường hợp truyền nước từ lưu vực này sang lưu vực khác nếu không ảnh hưởng đến môi trường vùng hạ lưu tuyến đập thì cũng xem xét, nghiên cứu.

- Chủ yếu chọn các vị trí có đầu nước cao, riêng đối với những lưu vực lớn nhưng không có độ chênh cao về địa hình thì có thể chọn kiểu nhà máy sau đập với chiều cao đập có thể xem xét đến mức ngập ít nhất, nghĩa là ảnh hưởng ngập tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội ít nhất.

- Chỉ nghiên cứu những công trình thủy điện vùa và nhỏ với mục đích phát điện thuần túy, còn các công trình có khả năng lợi dụng tổng hợp hoặc phải tạo cột nước bằng cách xây đập dâng cao thì cần xem xét chi tiết và cân nhắc kỹ ở giai đoạn sau, giai đoạn này chỉ có thể nêu ở dạng tiềm năng.

* Tiêu chí môi trường

- Không xem xét công trình làm ngập khu dân cư hoặc có diện tích đất canh tác bị ngập nhiều, có thể căn cứ theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới như sau:

+ 5 kw công suất đặt/ cho 1 ha ngập + 7 kw công suất đặt/di chuyển 1 người.

Những công trình nằm trong các vùng nhạy cảm như khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn Quốc Gia hoặc các khu rừng nguyên sinh cần được bảo vệ sẽ không được xem xét và đánh giá là không có tính khả thi.

* Tiêu chuẩn thiết kế

- Theo TCXD VN 285 : 2002 đối với các nhà máy thủy điện có quy mô công suất từ 5 đến 50 MW thì cấp thiết kế công trình là cấp III.

- Mức bảo đảm thiết kế: P = 85%

- Xác định tần suất lưu lượng lũ thiết kế: P = 1% - Xác định tần suất lưu lượng lũ kiểm tra: P = 0,2% - Tần suất lũ thiết kế dẫn dòng thi công P = 10% - Tần suất lũ thiết kế lưu lượng chặn dòng P = 10% - Phát điện Nlm = 8,1 MW < 50 MW

- Đập đất trên nền đất nhóm B H = 31m < 35m

* Tiêu chí khác

- Định hướng phát triển: Sự thành công bền vững của một chính sách quản lý phụ thuộc vào khả năng tạo ra các giá trị cho những tổ chức mà chính sách đó hướng tới. Những yêu cầu đã xác định hoặc tiềm ẩn, các nhu cầu, các đòi hỏi và mong muốn của các tổ chức phải là những định hướng của cơ quan quản lý, chính sách của nhà nước và pháp luật.

- Phát triển năng lực: Người quản lý được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng quản lý là yêu cầu cần thiết cho sự thành công và khả năng quản lý của cơ quan quản lý. Với mục đích này, các tổ chức phải được động viên và được phép phát triển theo cách thức mà lợi ích của cá nhân và tổ chức hòa làm một.

- Tầm nhìn xa: Các hoạt động của một tổ chức phải được nhìn nhận từ triển vọng phát triển và khả năng cạnh tranh trong một giai đoạn dài. Sự phát triển bền vững và lâu dài dẫn đến việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, làm cho môi trường được cải thiện hơn cũng như các tổ chức được thỏa mãn hơn và lợi nhuận tăng lên.

- Quản lí mang tính hệ thống: Các quá trình hoạt động diễn ra trong một tổ chức phải được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng một hệ thống. Đầu ra của quá trình hoạt động này là đầu vào của quá trình hoạt động kế tiếp. Đầu vào của quá trình sau là kết quả của quá trình trước đó. Quản lý hệ thống nhằm giúp cho tổ chức đảm bảo

tính thống nhất của các mục tiêu và các hoạt động cũng như đạt được chúng.

- Hoạt động phòng ngừa: Lợi ích có thể mang lại nhờ các hoạt động phòng ngừa các lỗi nảy sinh từ các rủi ro xảy ra trong các quá trình, sản phẩm, dịch vụ và loại bỏ chúng. Sự phòng xa và hoạch định là điểm then chốt đối với hoạt động then chốt của tổ chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w