Phương hướng phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 105 - 111)

La đến năm 2025

Thủy điện - nguồn năng lượng sạch, có giá thành thấp là vấn đề mà trong mọi phương án hoạch định chính sách của các tỉnh miền núi có mật độ sông suối dày đặc cần nghĩ đến và Sơn La có tiềm năng rất lớn về lĩnh vực này. Trong bối cảnh Sơn La không thể phát triển những thủy điện có công suất lớn thì phát triển thủy điện vừa và nhỏ là chủ trương đúng đắn, cần thiết trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Mặt khác, xét về mặt phát triển xã hội, xây dựng các công trình thuỷ điện sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa.

Ngày nay, nhu cầu về năng lượng ngày một tăng trong khi việc phát triển các nguồn điện sử dụng năng lượng khác còn hạn chế (điện hạt nhân chưa đầu tư trước năm 2050; nguồn điện từ than gây ô nhiễm và phát thải khí nhà kính nên không được khuyến khích phát triển; điện mặt trời, điện gió chưa được nghiên cứu kỹ và khó khăn trong đấu nối, truyền tải) nên việc nghiên cứu để xây dựng các công trình thủy điện nhỏ nhằm tận dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng sạch) cung cấp điện năng cho hệ thống điện Quốc gia là cần thiết. Với giá bán điện bình quân khoảng 1.350đ/KW, nguồn điện do thủy điện sẽ bù đắp chi phí sản xuất điện cho các dự án sản xuất điện bằng nguồn nguyên liệu khác (than đá, dầu mỏ, mặt trời…).

Đảng và Chính phủ đã có chủ trương để khuyến khích phát triển nguồn năng lượng thủy điện, cụ thể như tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2007 của Bộ chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1855/QĐ-TTg

ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050. Năm 2019, trong chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của chính phủ (quyết định số 08/QĐ-BCT ngày 04/01/2019) đã xác định : khai thác tối ưu các nguồn năng lượng, đặc biệt là thủy điện…để đảm bảo nguồn cấp điện cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã kịp thời cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Chính phủ vào việc phát triển thủy điện nhỏ trên địa bàn: Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 11.01.2008 thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2007 của Bộ Chính trị định hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có nêu mục tiêu cụ thể: “Đẩy mạnh công nghiệp thuỷ điện trên địa bàn tỉnh: thực hiện tốt công tác đền bù di dân tái định cư, đảm bảo các điều kiện để hoàn thành các công trình thuỷ điện Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến đúng tiến độ. Tạo điều kiện để thu hút và giúp các nhà đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn triển khai dự án, sớm đưa các công trình thuỷ điện vào hoạt động phát điện…”; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 127/NQ-HĐND ngày 10.12.2006 thông qua quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển các dự án thủy điện nhỏ; chỉ đạo các ngành, các cấp cụ thể hóa các quy định, quy trình quản lý đầu tư, xây dựng, vận hành theo đúng các quy định của Chỉnh phủ, các bộ ngành trung ương; đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý các dự án thủy điện nhỏ tỉnh Sơn la để phân công, cụ thể hóa trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý các dự án thủy điện từ khâu quy hoạch, cho chủ trương đầu tư, lập, phê duyệt dự án, đầu tư xây dựng đến giai đoạn vận hành khai thác, đảm bảo quản lý một cách đồng bộ, chặt chẽ, không chồng chéo và không bỏ sót công việc.

Cùng với việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, một số cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như điện, đường và một số hạ tầng khác như trạm y tế, nhà văn hóa…trong các khu vực tái định cư (đối với dự án phải lập phương án tái định

cư) được nâng cấp, xây dựng mới khá đồng bộ và kiên cố, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và văn hóa cho người dân địa phương.

Việc đầu tư các dự án thủy điện nhỏ cũng đã mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương như: đóng góp vào sự tăng trưởng giá trị gia tăng, giá trị sản xuất, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh bền vững; góp phần thực hiện chỉ tiêu thu hút nguồn vốn xã hội hóa hàng năm; tham gia để tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội,…

Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035 có dự báo nhu cầu điện của tỉnh Sơn La đến năm 2025, cho thấy nhu cầu điện năng theo các huyện, thành phố tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2025, như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu điện năng theo các huyện, thành phố tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2025 Đơn vị: 106kWh STT Huyện, thành phố Công nghiệp, XD Nông, lâm, thủy Thương mại, dịch vụ Quản lý và TDDC Các nhu cầu khác 2020 2025 2020 2025 2020 2025 2020 2025 2020 2025 1 Bắc Yên 40,62 58,29 50 84 951 1,46 16,86 26,95 1,09 1,97 2 Mai Sơn 59,14 117,40 1,55 1,98 3,40 5,83 68,06 119,11 7,55 11,35 3 Mộc Châu, Vân Hồ 40,59 73,30 1,77 2,04 4,00 5,63 70,29 104,31 7,20 11,95 4 Mường La 16,47 24,03 50 84 1,72 2,82 30,74 49,27 6,36 8,41 5 Phù Yên 31,35 82,85 80 108 1,86 2,63 43,50 70,46 3,75 5,56 6 Quỳnh Nhai 6,42 28,45 50 84 1,22 1,82 20,10 34,91 2,81 4,48 7 Sông Mã 16,65 11,63 86 107 4,09 7,45 39,51 61,80 1,90 2,96 8 Sốp Cộp 31,35 2,43 20 30 1,18 1,75 11,86 17,80 1,23 2,09 9 Thuận Châu 6,42 18,72 31 46 1,37 2,24 39,42 61,58 1,85 2,77 10 TP. Sơn La 5,85 43,86 408 478 13,32 29,11 85,92 116,14 13,43 18,20 11 Yên Châu 1,95 6,85 50 84 1,38 2,21 25,00 36,25 1,11 1,55 Tổng cộng (10ᶝkWh) 243,34 467,81 4,14 5,12\ 35,08 62,93 451,24 698,56 48,26 71,31

(Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035)

Theo rà soát, báo cáo của Sở Công thương tỉnh Sơn La và tình hình triển khai thực tế các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa và tỉnh Sơn La, dự kiến giai đoạn

2020-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ triển khai xây dựng thêm 12 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công xuất lắp đặt là 209,6 MW.

Bảng 3.2. Danh mục các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2020-2025

TT Danh mục Địa điểm Công suất đặt (MW)

1 Nậm Chim 1B Huyện Bắc Yên 10

2 Nậm Hóa 1 Huyện Thuận Châu 18

3 Xuân Nha Huyện Vân Hồ 6

4 Phiêng Côn Huyện Bắc Yên 14

5 Ngọc Chiến Huyện Mường La 12

6 Hồng Ngài Huyện Bắc Yên 10

7 Mường Bang Huyện Phù Yên 16

8 Mường Sang 3 Huyện Mộc Châu 6

9 Suối Sập 2A Huyện Bắc Yên 49,6

10 Nậm Pàn 5 Huyện Mường La 28

11 Háng Đồng B Huyện Bắc Yên 28

12 Chiềng Muôn Huyện Mường La 12

Tổng cộng 209,6

(Nguồn: Sở Công thương tỉnh Sơn La)

- Định hướng phát triển ngành điện

+ Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.

+ Phát triển lưới điện 220 kV và 110 kV, hoàn thiện mạng lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng.

+ Xây dựng các đường dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với các thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.

- Tiêu chí phát triển lưới điện 220-110 kV

+ Cấu trúc lưới điện: lưới điện 220-110 kV được thiết kế đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng trong chế độ làm việc bình thường và sự cố đơn lẻ theo các quy định hiện hành. Lưới điện 220-110 kV phải đảm bảo dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp.

+ Đường dây 220-110 kV: ưu tiên sử dụng loại cột nhiều mạch để giảm hành lang tuyến các đường đây tải điện.

+ Trạm biến áp 220-110 kV: được thiết kế với cấu hình quy mô tối thiểu hai máy biến áp.

+ Tiết diện dây dẫn

Các đường dây 220 kV: sử dụng loại dây trên không, dùng dây dẫn có tiết diện ≥ 300mm2, hoặc dây phân pha có tiết diện tổng ≥ 600mm2, có dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp;

Các đường dây 110 kV: sử dụng dây dẫn tiết diện ≥ 240 mm2

Gam máy biến áp: sử dụng gam máy biến áp công suất ≥ 125MVA cho cấp điện áp 220 kV; ≥ 25 MVA cho cấp điện áp 110 kV; đối với các trạm phụ tải của khách hàng, gam máy đặt tùy theo quy mô công suất sử dụng. Công suất cụ thể từng trạm được chọn phù hợp với nhu cầu công suất và đảm bảo chế độ vận hành bình thường mang tải 60-70 % công suất định mức.

Diện tích trạm biến áp đủ để mở rộng ngăn lộ 110 kV và xuất tuyến trung áp trong tương lai; xem xét đặt bù công suất phản kháng tại các trạm biến áp 110 kV để nâng cao điện áp vận hành, giảm tổn thất, tại thanh cái 110 kV đạt chỉ tiêu cosj ≥ 0,92.

Các máy biến áp của các thủy điện nhỏ nối vào lưới 110 kV phải có cuộn trung thế phù hợp với lưới điện khu vực để có thể cấp điện cho phụ tải khu vực.

Hỗ trợ cấp điện giữa các trạm 110 kV được thực hiện bằng các đường dây mạch vòng trung áp 35 kV, 22 kV.

- Tiêu chí phát triển lưới điện trung áp

+ Định hướng xây dựng và cải tạo lưới điện: lưới điện trung áp của tỉnh sẽ được vận hành ở hai cấp điện áp 35 kV và 22 kV.

+ Cấu trúc lưới điện

Lưới trung áp được thiết kế mạch vòng, vận hành hở, đảm bảo được cấp điện từ 2 nguồn khác nhau. Đối với lưới khu vực nông thôn, miền núi có thể được thiết kế hình tia.

Các đường trục trung thế mạch vòng ở chế độ làm việc bình thường mang tải từ 60-70 % so với công suất mang tải cực đại cho phép của dây dẫn.

+ Tiết diện dây dẫn

Khu vực trung tâm các thị xã và trung tâm các huyện: Đường trục sử dụng cáp ngầm tiết diện ≥ 240 mm2 hoặc đường dây nổi với tiết diện ≥ 150 mm2; Đường nhánh: Dùng dây dẫn có tiết diện ≥ 95 mm2

Khu vực ngoại thành và các huyện: Đường trục dùng dây dẫn có tiết diện ≥ 120 mm2; Đường nhánh dùng dây dẫn có tiết diện ≥ 70 mm2

+ Gam máy biến áp phân phối

Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu đô thị mới sử dụng máy biến áp gam máy từ (100÷400) kVA. Khu vực nông thôn sử dụng gam máy biến áp (50÷250) kVA. Các trạm chuyên dùng của khách hàng tùy theo quy mô và địa điểm sẽ được thiết kế với gam máy và loại máy thích phù hợp mật độ phụ tải.

Trong thực tế, hầu hết các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ có hiệu quả kinh tế cao nhất, có điều kiện thuận lợi nhất đã đầu tư xây dựng; còn lại là những công trình hiệu quả thấp, các điều kiện kinh tế kỹ thuật khó khăn, các công trình ở vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn ... Để phát triển thủy điện bền vững thì từ công tác lập quy hoạch, việc thu hút đầu tư cần xem xét một cách kỹ lưỡng và công tác lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công xây dựng công trình cho đến quản lý vận

hành… cần được siết chặt, đảm bảo tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt quy trình. Ngoài ra, cần bảo đảm chất lượng công trình cũng như phải có kịch bản ứng phó liên quan đến các sự cố đập và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w