Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 113 - 114)

3.2.4.1. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng

Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo, việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan khác; phải tuân thủ quy hoạch và phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và giải quyết kịp thời những vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển công nghiệp thủy điện đảm bảo có hiệu quả, đúng pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp thủy điện.

- Các dự án đã được tỉnh chủ trương đầu tư và đủ điều kiện để khởi công xây dựng nhưng chủ dự án triển khai chậm so với tiến độ hoặc không triển khai xây dựng. Sau 06 tháng tỉnh sẽ thu hồi các chủ trương hoặc giấy chứng nhận đầu tư (nếu có).

3.2.4.2. Giải pháp về quản lý vận hành, khai thác

- Siết chặt công tác quản lý, vận hành, khai thác các nhà máy. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định vận hành hồ chứa, an toàn đập ... để tránh tác động tiêu cực

đối với môi trường - xã hội khu vực hạ du.

- Nghiên cứu phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản ... để nâng cao hiệu quả khai thác thủy năng của công trình thủy điện.

3.2.4.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về thủy điện, công nhân lành nghề, từng bước làm chủ việc xây dựng và vận hành các dự án thủy điện.

- Kết hợp đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề với việc đào tạo nghề ngắn hạn nhằm cung cấp kịp thời lao động cho lĩnh vực phát triển công nghiệp điện.

- Quy hoạch hệ thống đào tạo, dạy nghề. Củng cố và nâng cao các trường dạy nghề của tỉnh. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật; gắn đào tạo công nhân kỹ thuật với nhu cầu sử dụng lao động và giải quyết việc làm, đào tạo theo địa chỉ. Xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng nhu cầu lao động phát triển công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Mở rộng quy mô dạy nghề, đào tạo linh hoạt để tạo điều kiện cho mọi người học tập tốt nhằm phát triển mạnh nguồn nhân lực. Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề cho các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất gắn với nhu cầu của nhà đầu tư.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao phù hợp với yêu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w