1.2.3.1. Lập quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ
* Khái niệm lập quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ
Khái niệm lập quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ: Là quy hoạch xác định các dự án thủy điện có thể đầu tư xây dựng với công suất lắp máy đến 50 MW trên các sông, suối của lưu vực sông.
* Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác có liên quan.
- Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch ngành thủy lợi, quy hoạch phát triển điện lực và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch thủy điện nhỏ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch bậc thang thủy điện và quy hoạch thủy điện tích năng đã được phê duyệt; quy hoạch thủy điện tích năng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch bậc thang thủy điện đã được phê duyệt.
* Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ
- Nội dung quy hoạch thủy điện nhỏ thực hiện theo Phụ lục 1 Thông tư 43/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
hiện trạng và quy hoạch các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước có liên quan trên lưu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, động đất kiến tạo), dân sinh, kinh tế - xã hội, giao thông vận tải, công trình lưới điện...trong khu vực nghiên cứu quy hoạch.
+ Đánh giá sự phù hợp, ảnh hưởng của các dự án thủy điện đề xuất quy hoạch đối với các quy hoạch và dự án có liên quan khác trên lưu vực.
+ Nghiên cứu các phương án sơ đồ và quy mô khai thác; đánh giá hiệu quả kinh tế - năng lượng của các dự án đề xuất để kiến nghị phương án quy hoạch.
+ Đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (Nghị định số 29/2011/NĐ-CP).
+ Khảo sát, đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng của các dự án đề xuất quy hoạch đối với dân cư, đất đai, nhu cầu khai thác và sử dụng nước phía hạ lưu. Ngoại trừ các dự án thủy điện đa mục tiêu, các dự án khác được đề xuất quy hoạch phải đảm bảo không chiếm dụng quá 10 ha đất các loại hoặc không di dời quá 01 hộ dân với 01 MW công suất lắp máy.
+ Sơ bộ đánh giá và kiến nghị giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng cho dự án.
+ Xếp hạng thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án kiến nghị trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và tác động môi trường - xã hội của từng dự án.
* Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ
- Quy hoạch thủy điện được lập 01 lần và có thể được điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
- Quy hoạch thủy điện phải do cơ quan tư vấn có chức năng và đủ năng lực theo quy định của pháp luật lập.
- Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch thủy điện:
+ Tổng cục Năng lượng tổ chức lập quy hoạch bậc thang thủy điện và quy hoạch thủy điện tích năng trong phạm vi cả nước.
+ UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn. Đối với dự án thủy điện nhỏ nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, UBND tỉnh nơi dự kiến bố trí nhà máy thủy điện thống nhất với UBND các tỉnh có liên quan để tổ chức lập quy hoạch. Trường hợp UBND các tỉnh liên quan không thống nhất, UBND tỉnh nơi dự kiến bố trí nhà máy thủy điện có văn bản báo cáo Bộ Công Thương xem xét giải quyết.
- Thẩm định phê duyệt quy hoạch thủy điện
+ Đối với quy hoạch thủy điện nhỏ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan khác (nếu cần thiết).
+ Nội dung thẩm định, góp ý kiến về quy hoạch thủy điện phải bao gồm: Sự phù hợp của đề xuất quy hoạch thủy điện với các dự án, công trình hiện có và chiến lược, quy hoạch liên quan khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mức độ tin cậy, đáp ứng yêu cầu chất lượng của các tài liệu, số liệu được sử dụng để lập quy hoạch.
Sự phù hợp về mặt kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của hệ thống bậc thang và của từng dự án đề xuất quy hoạch.
Đánh giá các tác động và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội của các dự án đề xuất quy hoạch.
Sự phù hợp của tiến độ đầu tư xây dựng các dự án kiến nghị trong quy hoạch với hiện trạng công trình lưới điện và quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn.
- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thủy điện
+ Quy hoạch thủy điện được điều chỉnh, bổ sung trong các trường hợp sau: Điều chỉnh nội dung phê duyệt quy hoạch nêu tại điểm a khoản 3 Điều 8 của Thông tư 43/2012/TT-BCT đối với các dự án thuộc quy hoạch thủy điện đã được phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội hoặc để phù hợp với quy hoạch khác có liên quan.
+ Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy điện thực hiện như sau:
Đối với các dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2012/TT- BCT: Chủ đầu tư dự án trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kèm theo Báo cáo điều chỉnh quy hoạch với nội dung theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 43/2012/TT-BCT hoặc hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định. Việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 7 và Điều 8 của Thông tư 43/2012/TT- BCT. Việc lấy ý kiến (nếu cần thiết) và trả lời ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan về nội dung điều chỉnh quy hoạch của dự án thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 7 của Thông tư 43/2012/TT-BCT.
Đối với các dự án bổ sung các vào quy hoạch thủy điện đã được phê duyệt: Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư 43/2012/TT-BCT.
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách thủy điện vừa và nhỏ
- Hình thành bộ máy tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách + Sở Công Thương: Là đầu mối quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy điện trên địa bàn tỉnh; có nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch; thường xuyên rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Phòng Quản lý năng lượng: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về lưới, nguồn điện, điện nông thôn, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác trên địa bàn tỉnh; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn lĩnh vực năng lượng; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trên các lĩnh vực điện năng được giao theo quy định. Nhiệm vụ của phòng quản lý năng lượng là: Tổ chức triển khai thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh; theo dõi tình hình phát triển nguồn và lưới điện; tình hình đầu tư phát triển việc ứng dụng năng lượng mới,
năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực và các dạng năng lượng khác phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt. Tham mưu cho lãnh đạo Sở trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý điện năng và các dạng năng lượng khác trên địa bàn.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát, điều chỉnh đẩy mạnh triển khai quy hoạch các vùng trồng rừng khu vực đầu nguồn bảo vệ đầu nguồn các vùng có quy hoạch phát triển thủy điện, bảo vệ vùng hạ du.
+ Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì thực hiện các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành; tham mưu UBND tỉnh xét duyệt, hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào thực tế.
+ Sở Tài nguyên và môi trường: Chủ trì thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành; kiểm tra, rà soát, tham mưu UBND tỉnh bố trí quỹ đất phát triển thủy điện hợp lý để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh.
+ Sở Xây dựng: Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, tham mưu các chính sách khuyến khích phát triển thủy điện; theo dõi tình hình đầu tư, xây dựng thủy điện trên địa bàn.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì các giải pháp về vốn, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển thủy điện, thủ tục đầu tư.
- Công tác kêu gọi, thu hút đầu tư
+ Để thu hút được các nhà đầu tư đến với địa phương và lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực phát triển thủy điện vừa và nhỏ tại địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư đối với lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ; hay nói cách khác, tiêu chí để đánh giá về mức độ thu hút đầu tư được thể hiện ở sự hấp dẫn của các chính sách đối với các nhà đầu
tư được áp dụng tại địa phương như: chính sách ưu đãi về tài chính - tín dụng, ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu các thiết bị công nghệ phục vụ cho phát triển thủy điện, thuế sử dụng đất,…)
+ Bên cạnh những cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư kể trên, cần phải tạo môi trường đầu tư phát triển thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc triển khai thực hiện tốt các lĩnh vực về: Quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư,…
- Công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện
+ Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan khác; tuân thủ quy hoạch thủy điện và phù hợp quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển điện lực trước khi đầu tư.
+ Quản lý việc thay đổi về tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, quy mô, nhiệm vụ, tiến độ của dự án thủy điện trong quá trình đầu tư xây dựng.
+ Chủ đầu tư xây dựng dự án thủy điện phải có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án và không là Chủ đầu tư một dự án khác đang chậm triển khai hoặc chậm tiến độ quá 12 tháng so với quy định.
+ Quản lý công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thi công xây dựng công trình... theo quy định của pháp luật.
- Công tác vận hành, khai thác công trình thủy điện
+ An toàn cho công trình với mọi trận lũ có quy mô nhỏ hơn hoặc bằng lũ kiểm tra của công trình theo quy định.
+ Vận hành điều tiết, xả lũ đảm bảo an toàn cho hạ du. + Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của dự án.
+ Tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường – xã hội. + Nâng cao hiệu quả khai thác thủy năng của công trình (Sở công thương
tỉnh Sơn La, 2019).