Nội dung pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn huyện thanh trì thành phố hà nôi (Trang 25 - 28)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Nội dung pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai

Trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức. Đó chính là biện pháp nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại, đồng thời xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nƣớc ta - Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Giải quyết hiệu quả, triệt để những vụ việc khiếu nại về đất đai góp phần nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong lĩnh vực đất đai.

Khiếu nại về đất đai ngày càng trở nên phức tạp, trở thành một thách thức lớn đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.Việc giải quyết dứt điểm các khiếu nại về đất đai sao cho hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật là một bài toán khó khăn nhƣng cần thiết và bắt buộc các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải làm đƣợc bởi lẽ nó có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nƣớc và đối với từng vùng, miền, địa phƣơng.

1.2.2.1.Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai

Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại về đất đai diễn ra rất phức tạp và ngày một gia tăng, nó đã trở thành vấn đề bức bách đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang đƣợc triển khai

thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã đƣợc giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai trực tiếp tác động tới lợi ích của các cơ quan, tổ chức và ngƣời dân.

Nguyên tắc là những tƣ tƣởng mang tính chỉ đạo xuyên suốt đối với một quá trình hoặc hoạt động, do đó các văn bản pháp luật đều xác định nguyên tắc cơ bản đặt nền tảng cho hoạt động của cơ quan nhà nƣớc

Tại Điều 4 Luật Khiếu nại 2011, nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đƣợc quy định nhƣ sau: “việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật; đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời”. Nhƣ vậy, khi giải quyết khiếu nại phải tuân thủ hai nội dung. Thứ nhất, việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc quy định nhƣ vậy thể hiện việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức đều tuân thủ pháp luật. Thứ hai, phải đảm bảo các yếu tố khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Ngƣời khiếu nại khi thực hiện quyền khiếu nại của mình là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nƣớc xâm phạm, pháp luật nghiêm cấm công dân, cơ quan, tổ chức lợi dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, gây mất ổn định tình hình chính trị- xã hội. Ngƣời giải quyết khiếu nại khi giải quyết khiếu nại phải công tâm, khách quan, phải nghiên cứu kỹ lƣỡng, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại, không đƣợc bao che, thiên vị trong quá trình giải quyết. [11]

Tuy nhiên, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai là lĩnh vực rất phức tạp, nó liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ lịch sử, chủ thể quản lý…Để hoạt

động này đƣợc thực hiện có hiệu quả, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc giải quyết khiếu nại đƣợc Luật Khiếu nại quy định, cần dựa trên các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nứơc thống nhất quản lý; Nhà nƣớc chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; Nhà nƣớc có quyền thu hồi đất và ngƣời sử dụng đất đƣợc đền bù theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nƣớc đại diện quản lý. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức là ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao cho quyền sử dụng đất chứ họ không có quyền sở hữu đất đai. Do vậy, khi giải quyết vụ việc khiếu nại về đất đai nói riêng hay tranh chấp về đất đai nói chung đều phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền đại diện sở hữu của Nhà nƣớc.

Thứ hai, giải quyết khiếu nại về đất đai phải căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và chính sách tƣơng ứng của từng thời kỳ. Vì trong quá trình Cách mạng, theo tình hình cụ thể mà Đảng và Nhà nƣớc có các chủ trƣơng, chính sách đất đai phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy, những chính sách, chủ trƣơng từng thời kỳ có thể khác nhau. Có nhiều vụ việc khiếu nại dù Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định về thời hiệu nhƣng trong quá trình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết, ngƣời khiếu nại vẫn cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tài liệu, giấy tờ từ những năm chƣa cải cách ruộng đất hoặc họ căn cứ những quy định pháp luật tƣơng ứng với thời điểm của các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất của họ mà hiện nay đã không còn giá trị pháp lý. Do đó, khi giải quyết khiếu nại về đất đai, ta không thể áp dụng chủ trƣơng, chính sách của thời kỳ này để giải quyết vấn đề của thời kỳ trƣớc hoặc sau đó.

Thứ ba, giải quyết các khiếu nại đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng ổn định của các chủ sử dụng đất, không giũ rối, kiên quyết bảo vệ

thành quả Cách mạng và lợi ích của ngƣời sử dụng đất, đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phƣơng. Nhà nƣớc tôn trọng các quyền của ngƣời sử dụng đất và đảm bảo cho các quyền đó đƣợc thực hiện.

Thứ tư, khi giải quyết khiếu nại về đất đai nếu phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất ... cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích Nhà nƣớc, con ngƣời và xã hội.

Thứ năm, giải quyết khiếu nại về đất đai dựa trên nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khi giải quyết khiếu nại về đất đai, cần chú ý và tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực đất đai góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc bằng pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn huyện thanh trì thành phố hà nôi (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)