Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn huyện thanh trì thành phố hà nôi (Trang 67 - 74)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2. Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Nhìn chung, công tác giải quyết đơn thƣ khiếu nại về đất đai chƣa đảm bảo đƣợc tính kịp thời, một số vụ việc quá hạn hoặc chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Dù đã tạo dựng đƣợc lòng tin của ngƣời dân vào các cấp chính quyền trong công tác quản lý đất đai nói riêng và công tác quản lý nhà nƣớc nói chung nhƣng vẫn có một số bộ phận ngƣời dân không tin tƣởng, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trên địa bàn. Công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cơ bản sau:

Thứ nhất, trên địa bàn huyện tiếp tục triển khai một số dự án đã đƣợc thành phố phê duyệt (dự án đƣờng Ngọc Hồi - Đại Áng- Vĩnh Quỳnh, thu hồi đất ở xã Tân Triều...), các quy định pháp luật, chính sách giải phóng mặt bằng còn có bất cập; ngƣời dân chƣa am hiểu các quy định pháp luật; chƣa nắm rõ quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nên khiếu kiện dai dẳng, đến nhiều cấp.

Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại còn nhiều thiếu sót, nhiều quyết định giải quyết chƣa thấu tình đạt lý. Một số vụ việc chƣa tuân thủ đúng quy trình, thể thức văn bản; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại chƣa chủ động, triệt để, còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không đƣợc giải quyết dứt điểm, khiếu nại kéo dài. Điển hình ở các xã Ngũ Hiệp,

Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, ngƣời dân bức xúc đã viết đơn điểm chỉ bằng máu để tỏ rõ thái độ bức xúc đối với việc chậm chễ giảỉ quyết của các cấp chính quyền. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chƣa đảm bảo theo quy định của pháp luật nhƣ việc ban hành công văn, thông báo… để thay thế quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai.

Thứ ba, một bộ phận cán bộ chƣa nắm vững các quy định pháp luật, chƣa có kỹ năng tuyên truyền, giải thích pháp luật, nội dung kết luận chƣa rõ ràng dẫn đến có vụ việc khiếu kiện dai dẳng, một số công dân lợi dụng quyền dân chủ, yêu sách không chính đáng nên khiếu tố vƣợt cấp. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức ở một số xã có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi có dự án Nhà nƣớc thu hồi đất, nhũng nhiễu, thiếu công tâm trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại của ngƣời dân. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh khiếu kiện về đất đai, gây bức xúc cho ngƣời dân dẫn làm mất lòng tin của dân vào cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Mỗi năm đều có những cán bộ bị xử lý kỷ luật, chuyển vị trí công tác nhƣ ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Liệt, Ngọc Hồi, có một số trƣờng hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự (cán bộ địa chính xã Tân triều, cán bộ tƣ pháp xã Ngọc Hồi năm 2007).

Thứ tư, việc bản quản, lƣu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý đất đai ở một số xã trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo, chƣa đƣợc bảo quản chặt chẽ, khoa học, có xã còn mất hồ sơ địa chính (xã Duyên Hà) gây khó khăn cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại của công dân.

Thứ năm, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, giải phóng mặt bằng, khiếu nại tố cáo của các cơ quan có trách nhiệm chƣa tốt, còn mang tính hình thức, do đó chƣa đạt hiệu quả cao.

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những nguyên nhân chung đã đƣợc trình bày tại Chƣơng 1 của Luận văn này, qua nghiên cứu thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, chúng tôi nhận thấy còn một số nguyên nhân đặc thù sau:

Về nguyên nhân khách quan

Những hạn chế của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì bắt nguồn từ một số nguyên nhân khách quan sau:

Thứ nhất, chính sách pháp luật về đất đai thay đổi theo từng thời kỳ trong đó có không ít văn bản gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Một số quy định của pháp luật về đất đai còn bất cập, thiếu nhất quán, ổn định. Các quy định bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ thƣờng xuyên thay đổi theo hƣớng mở, ngày càng tăng mức bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời có đất bị thu hồi. Trong khi đó Thanh Trì là một trong những huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh nên đất đai trở nên rất có giá trị. Giá đất tăng cao làm thay đổi cách nhìn nhận của ngƣời dân về đất đai. Từ đó phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện về đất đai tạo nên sự hỗn loạn, phá vỡ các giá trị đạo đức vốn có.

Thứ hai, do việc thay đổi bộ máy quản lý nhà nƣớc theo từng nhiệm kỳ nên việc lƣu trữ, quản lý hồ sơ về đất đai tại các xã trên địa bàn huyện có nhiều xáo trộn. Thậm chí có một số xã làm thất lạc hồ sơ địa chính nhƣ xã Duyên Hà đã nêu ở trên hay mất hồ sơ quản lý đất đai ở xã Tân Triều. Bên cạnh đó là việc lƣu giữ hồ sơ chƣa đầy đủ, khoa học gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, tài liệu về đất đai để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo mới có ở cấp huyện. Ở các xã, đội ngũ này thƣờng do các cán bộ địa chính, tƣ pháp, văn phòng kiêm nghiệm. Mặc dù hàng năm huyện có tổ chức các lớp tập huấn về Luật khiếu nại tố cáo, Luật đất đai, kỹ năng tiếp

công dân, giải quyết đơn thƣ nhƣng chƣa đảm bảo về chuyên môn, trình độ của đội ngũ này. Hàng năm, huyện Thanh Trì đều kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội bổ sung biên chế cán bộ tiếp dân, giải quyết đơn thƣ cho các xã, thị trấn nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc xem xét, giải quyết.

Thứ tư, cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực đất đai còn bất cập, thiếu tính thống nhất về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết... tạo ra những rào cản cho hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Những quy định không thống nhất của Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Đất đai và Luật tố tụng Hành chính đã gây không ít khó khăn trong việc xử lý đơn thƣ khiếu nại, xác định thẩm quyền, thời hiệu khiếu nại...Thực tế đã có một vài vụ việc giải quyết còn bị kéo dài do việc các cơ quan chức năng hiểu không thống nhất các quy định của pháp luật.

Về nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên, cần phải kể đến những nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì. Các nguyên nhân chủ quan đó là:

Thứ nhất, mặc dù UBND huyện đã ban hành quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, đã thiết lập một hệ thống sổ sách ghi chép, theo dõi đơn thƣ và kết quả giải quyết đơn thƣ nhằm tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trên toàn huyện nhƣng vẫn chƣa đƣợc các đơn vị triển khai triệt để. Theo kết quả kiểm tra công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của Đoàn kiểm tra huyện đối với 16 xã, thị trấn từ năm 2009 đến nay vẫn còn 04 xã chƣa thực hiện theo quy định. Cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ ghi chép sổ sách vẫn theo dõi theo nếp cũ, số lƣợng đơn thƣ tiếp nhận, số vụ việc giải quyết ghi chung vào một sổ, có vụ việc chƣa đƣợc cập nhật, hồ sơ giải quyết sắp xếp chƣa khoa học. Khi kiểm tra không tổng hợp đƣợc có bao nhiêu đơn thƣ đã tiếp nhận, đã

giải quyết bao nhiêu đơn, còn lại bao nhiêu đơn, không tìm thấy hồ sơ giải quyết…Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ này đã cao tuổi hoặc kiêm nghiệm nhiều công tác nên không có thời gian ghi chép, theo dõi mà vẫn làm theo nếp cũ cho “ dễ làm”.

Thứ hai, phần lớn đơn thƣ khiếu nại về đất đai của công dân đều liên quan đến lĩnh vực giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cƣ. Các dự án đƣợc triển khai trên địa bàn huyện hầu hết đều là dự án cấp thành phố và trung ƣơng, UBND huyện chỉ là đơn vị thực hiện. Mặt khác, các dự án này đã đƣợc phê duyệt từ nhiều năm trƣớc nhƣng đến nay mới triển khai, giá trị bồi thƣờng cho ngƣời dân không còn phù hợp, một số dự án còn bị điều chỉnh giá đền bù dẫn đến việc ngƣời dân bức xúc gửi đơn khiếu nại tới UBND huyện. Sau khi nhận đƣợc quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, không đồng ý với quyết định giải quyết họ tiếp tục khiếu nại lên Thành phố, thậm chí nhiều ngƣời kéo lên Trung ƣơng để phản ánh gây mất ổn định an ninh chính trị.

Thứ ba, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Do bị một vài cá nhân có động cơ không tốt xúi giục và cùng với yếu tố lợi ích vật chất trực tiếp liên quan đến việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất dẫn đến có một số trƣờng hợp phát sinh khiếu kiện, mặc dù vụ việc đã đƣợc giải quyết đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân nhƣng một bộ phận công dân đã có hành vi lợi dụng quyền khiếu nại để gây rắc rối cho cơ quan hành chính nhà nƣớc. Bộ phận này luôn tìm mọi kẽ hở để lách luật, cố tình dây dƣa, tìm đủ lý do để yêu cầu cơ quan hành chính giải quyết đòi hỏi của họ. Khi những đòi hỏi không đƣợc giải quyết theo ý muốn họ quay ra vận động, lôi kéo, xúi bẩy những ngƣời khác tụ tập khiếu kiện. Một số trƣờng hợp đã gửi đơn liên tục, nhiều lần đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan của Thành phố và Trung ƣơng với nội dung bôi nhọ cán

bộ địa phƣơng, bóp méo các mối quan hệ, các chứng cứ nhằm đạt đƣợc các mong muốn riêng.

Thứ tư, công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở một số xã và đơn vị chuyên môn trên địa bàn huyện còn một số hạn chế, thiếu sót. Đặc biệt, là công tác quy hoạch sử dụng đất, quản lý hiện trạng sử dụng đất, công tác thống kê, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận nguồn gốc đất và việc thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Bên cạnh đó việc lƣu trữ hồ sơ địa chính ở một số địa phƣơng chƣa đầy đủ, chƣa hoàn chỉnh nên các thông tin về đất đai còn sai lệch và bất cập.

Thứ năm, việc tuyên truyền các chính sách, quy định bồi thƣờng thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ cho bộ phận nhân dân trong vùng giải tỏa của các dự án phải thu hồi đất chƣa đƣợc chú trọng. Thực tế trong thời gian qua việc tuyên truyền đều tập trung vào các quy định của Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo... Trong khi đó, khi thực hiện bồi thƣờng, giải tỏa để thu hồi đất ngƣời dân luôn thắc mắc về điều kiện bồi thƣờng, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất, về đối tƣợng, chính sách tái định cƣ, về hỗ trợ chuyển đổi nghề... Đây là những vấn đề đƣợc ngƣời dân các vùng giải tỏa thu hồi đất đặc biệt quan tâm vì có liên quan thiết thân đến quyền lợi của họ.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI- TỪ

THỰC TIỄN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đất đai từ vai trò là một nguồn tài nguyên đã trở thành nguồn tài sản, tƣ liệu quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nếu nhƣ trƣớc đây ngƣời dân không đƣợc quyền chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất thì hiện nay, quyền chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất của cá nhân đƣợc pháp luật cho phép cùng với việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình công cộng, các khu công nghiệp, khu đô thị... Trong khi đó các quy định pháp luật về quản lý đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn của xã hội. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu nại về đất đai ngày một gia tăng, trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hƣởng không tốt đến an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng nhƣ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Nhà nƣớc ta luôn cố gắng giải quyết một cách dứt điểm các tranh chấp về đất đai đặc biệt là những đơn thƣ khiếu nại về đất đai của nhân dân nhằm đảm bảo an ninh, trật tự xã hội bằng việc xây dựng những chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, về quản lý, sử dụng đất đai…Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, dứt điểm khiếu nại về đất đai là một vấn đề hết sức khó khăn và nhạy cảm. Nó không chỉ là nhiệm vụ của riêng của cơ quan hành chính mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Do vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai là một việc làm hết sức cần thiết.

Với những nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn huyện thanh trì thành phố hà nôi (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)