5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.2. Yếu tố lịch sử, văn hóa
Lịch sử và văn hóa truyền thống là yếu tố vô hình song chi phối đến mọi hoạt động, trong đó đặc biệt chi phối và ảnh hƣởng rõ rệt đến hoạt động giao tiếp của một cộng đồng ngƣời. Văn hóa, truyền thống có thể chỉ ra những giá trị, niềm tin, trông đợi, truyền thống tâm lý... đã tồn tại, ăn sâu vào nếp nghĩ và hành động hoặc nó cũng có thể là những giá trị mới đƣợc du nhập, giúp hình thành và chi phối cách thức hành động của một cộng đồng địa phƣơng đó. Bên cạnh đó, những di sản từ chế độ quản lý cũ ở mỗi địa phƣơng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong quá trình nghiên chúng tôi nhận thấy yếu tố lịch sử, văn hóa có tác động đến pháp luật giải quyết khiếu nại và quá trình giải quyết khiếu nại ở các địa phƣơng chủ yếu trên một số phƣơng diện:
Một là, với tâm lý tiểu nông, chạy theo những lợi ích nhỏ, dễ bị xao động khiến cho tình trạng khiếu nại nhằm đòi hoặc yêu cầu mức bồi thƣờng mới cho những mảnh đất đã hiến làm các công trình công ích nhƣ xây đƣờng – trƣờng diễn ra khá phố biển. Việc hiến đất xây dựng các công trình công ích có ý nghĩa to lớn không chỉ cho hiện tại mà cho tƣơng lai, tuy nhiên rất nhiều hộ gia đình sau khi đƣợc vận động đồng ý hiến đất tự nguyện khi thấy những lợi ích từ việc sang chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất lại muốn khiếu kiện đòi lại mảnh đất đã hiến hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thay vì sử dụng hỗ trợ một khoản chi phí hiến đất, lại yêu cầu đòi bồi thƣờng theo giá trị mới.
Hai là, một trong những khó khăn lớn nhất mà hiện nay các địa phƣơng gặp phải trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai đó chính là những khiếu nại liên quan đến đất hƣơng hỏa, thừa kế. Trƣớc thời kì đổi mới kinh tế, đất đai vốn chỉ đƣợc coi là một tƣ liệu sản xuất chƣa đƣợc xem nhƣ tài sản có
giá trị. Cùng với đó, đặc trƣng những gia đình Việt Nam, đất đai do ông bà để lại đều không có di chúc và thƣờng để lại cho trƣởng nam thờ cúng ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi kinh tế cùng với đô thị hóa nhanh, khiến đất đai trở thành tài sản có giá trị quan trọng, vì vậy những tranh chấp, khiếu nại nhằm chia lại đất đai do cha mẹ để lại diễn ra phổ biến và phức tạp.
Ba là, trƣớc thời kì đổi mới, nhà nƣớc chỉ công nhận hai hình thức kinh tế đó là quốc doanh và tập thể do đó tất cả đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp đều do Hợp tác xã quản lý. Tuy nhiên do quá trình quản lý của những Hợp tác xã không chú trọng quá trình xây dựng dữ liệu đất đai và lƣu trữ. Khi Hợp tác xã tan rã, việc quản lý đƣợc chuyển cho UBND cấp xã quản lý nên rất nhiều mảnh đất bị chuyển đổi chủ sử dụng hoặc mục đích sử dụng đất, không còn hồ sơ tra cứu do đó việc khiếu nại nhằm đòi lại mảnh đất cũ của ngƣời dân càng khó khăn.