Yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn huyện thanh trì thành phố hà nôi (Trang 42 - 43)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.3. Yếu tố kinh tế xã hội

Trong những qua, cùng với sự hội nhập mạnh mẽ về kinh tế, thu hút đầu tƣ từ nƣớc ngoài khiến cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các địa phƣơng. Bất động sản là một trong những lĩnh vực có giá trị bị ảnh hƣởng một cách trực tiếp từ sự thay đổi của các yếu tố kinh tế xã hội. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành, cụ thể “Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất tại địa phƣơng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ” việc ban hành giá đất của tỉnh dựa trên quy định giá đất do Chính Phủ ban hành. Mặc dù tại Điều 14, Chính phủ đã quy định việc điều chỉnh giá đất cho phù hợp với thị trƣờng “khi giá đất phổ biến trên thị trƣờng tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên”. Tuy đã có quy định nhằm điều chỉnh

giá đất hợp lý, đảm bảo lợi ích cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất, song việc quy định điều chỉnh giá đất theo giá thị trƣờng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Bởi lẽ, sự thay đổi giá đất bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế còn do các yếu tố từ phía nhà đầu tƣ tạo cơ sốt giá ảo… do đó khiến cho việc những ngƣời dân giao đất sớm cho các dự án nhận tiền bồi thƣờng thấp hơn những ngƣời dân giao đất muộn. Điều này khiến cho tình trạng khiếu nại đất đai nhằm yêu cầu lại mức bồi thƣờng diễn ra rất phổ biến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn huyện thanh trì thành phố hà nôi (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)