5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.3. Tăng cường việc tổ chức công tác tiếp công dân ở các cấp chính quyền
Công tác tiếp công dân là giai đoạn đầu của quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Nó không thuộc phạm trù về nội dung công việc, chỉ
là hình thức và một vài thao tác chuẩn bị cho quá trình giải quyết công việc, song khách quan mà nói, đây lại là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo. Và, ở khía cạnh nào đó, nó cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của cả quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân. Bởi khi ta xử lý, phân loại đối tƣợng khiếu nại chính xác; khi ta biết lắng nghe, ghi chép đầy đủ các nội dung, yêu cầu của công dân; biết tập hợp đầy đủ các văn bản, giấy tờ cũng nhƣ các chứng cứ có liên quan…, rõ ràng ngƣời cán bộ tiếp dân đã tạo đƣợc những tiền đề vô cùng quan trọng để những ngƣời có thẩm quyền, các cơ quan chức năng giải quyết đúng và kịp thời nội dung công việc của ngƣời dân đi khiếu nại, tố cáo.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả việc tiếp công dân nhằm hạn chế bức xúc, khiếu nại tố cáo kéo dài cần tăng cƣờng công tác tiếp công dân, đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết khiếu nại để lắng nghe đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của họ khi giải quyết đảm bảo sự chính xác, khách quan, có tình, có lý và có tính thuyết phục cao. Thực hiện tốt công tác tiếp dân giúp các ngành, các cấp nhận đƣợc những thông tin phản hồi kịp thời về hiệu lực các quyết sách của Đảng và Nhà nƣớc, trên cơ sở đó kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đời sống xã hội. Đồng thời, qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo các cán bộ, lãnh đạo đã trực tiếp tuyên truyền, giải thích đƣờng lối, chính sách, pháp luật cho nhân dân, xử lý đƣợc những vụ việc phức tạp, hạn chế khiếu kiện vƣợt cấp.
Chấn chỉnh, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trụ sở tiếp công dân, đảm bảo sự nghiêm trang, tạo điều kiện để công dân phản ánh, khiếu kiện một cách dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Bố trí cán bộ trực tiếp dân có trình độ, nắm vững các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân để tiếp công dân, hƣớng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, rà soát, phân loại đƣợc các vụ việc để xử lý, phân loại đơn thƣ chính xác.
3.1.4. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại
Cơ quan giải quyết khiếu nại đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai. Công tác giải quyết khiếu nại về đất đai có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn ở cơ quan giải quyết khiếu nại. Hiện nay ở một số địa phƣơng, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm kịp thời, thậm chí nhiều địa phƣơng còn né tránh, đùn đẩy giữa các cơ quan giải quyết các cấp, dẫn tới tình trạng ngƣời dân bức xúc, mất lòng tin vào bộ máy hành chính ở địa phƣơng, luôn mong muốn có sự phán quyết của Trung ƣơng. Đây cũng là nguyên nhân của tình trạng khiếu kiện đông ngƣời vƣợt cấp. Trƣớc thực trạng nhƣ vậy, mỗi địa phƣơng cần tăng cƣờng hơn nữa công tác dân vận, tiếp công dân, giải thích pháp luật liên quan đến khiếu nại tố cáo, quản lý đất đai, chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để ngƣời dân hiểu, gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh trƣờng hợp khiếu kiện đông ngƣời, đơn thƣ long vòng, vƣợt cấp.
Lãnh đạo UBND các cấp trực tiếp công dân đúng lịch, đối với các vụ việc phức tạp cần chú trọng đối thoại với công dắng nghe ý kiến, nguyện vọng của công dân, không né tránh, đùn đẩy, tránh gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài, phải nắm chắc tình hình tranh chấp, khiếu kiện trong phạm vi quản lý của ngành, địa phƣơng mình để kịp thời giải quyết, nhất là những vụ khiếu kiện đông ngƣời; việc giải quyết phải đƣợc thực hiện ngay từ cơ sở, hạn chế khiếu nại vƣợt cấp; không để vụ việc diễn biến phức tạp trở thành khiếu kiện đông ngƣời.
Thực tế cho thấy các vụ khiếu nại về đất đai thƣờng có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý và luôn có chiều hƣớng kéo dài. Do vậy, khi giải quyết các vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp, cơ quan giải quyết khiếu nại cần chủ động tổ chức các hội nghị tham vấn giữa các ban,
ngành liên quan để đƣa ra quyết định giải quyết đúng quy định pháp luật, có tình, có lý, đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của công dân.