Thực trạng việc thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn huyện thanh trì thành phố hà nôi (Trang 38 - 40)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2.4. Thực trạng việc thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết

nại trong lĩnh vực đất đai

Mặc dù Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai nhƣng trên thực tế, việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai vẫn còn những tồn tại, hạn chế xuất phát từ những quy định của pháp luật. Đây cũng chính là những tồn tại, hạn chế chung trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại.

Thứ nhất, về việc chấp hành các quy định của pháp luật về thời hạn giải quyết. Theo quy định của Luật Khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhƣng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vùng sâu vùng xã đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhƣng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý; Đối với giải quyết khiếu nại lần hai, Luật Khiếu nại quy định thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kê từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài nhƣng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, đối với vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý.

Mặc dù Luật khiếu nại đã quy định rất rõ ràng thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai nhƣng trên thực tế tình trạng vi phạm về thời hạn giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng xảy ra khá phổ biến ở cả cấp xã, cấp huyện và thậm chí cả cấp tỉnh. Vi phạm về giải quyết

khiếu nại chủ yếu xảy ra đối với các khiếu nại liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ và tái định cƣ, tranh chấp đất đai trong nhân dân… có vụ việc kéo dài hàng năm thậm chí kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình thẩm tra, xác minh khó khăn, mất nhiều thời gian; quy trình giải quyết nhiều vụ việc cần có sự tham gia của nhiều các cơ quan chuyên môn nên dẫn đến trƣờng hợp có nhiều ý kiến tham gia không đồng nhất. Một nguyên nhân nữa rất phổ biến và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến khiếu nại kéo dài đó là từ phía ngƣời dân. Có nhiều vụ việc đã đƣợc giải quyết đúng quy định của pháp luật nhƣng ngƣời dân thấy các quyền lợi của mình chƣa đƣợc giải quyết thoả đáng nên tiếp tục khiếu nại. Có đến 60% các khiếu nại về giải phóng mặt bằng, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ ngƣời dân tiếp tục khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Thứ hai, trình tự hòa giải trước khi giải quyết tranh chấp đất đai chưa được thực hiện đúng quy định. Điều 135 Luật Đất đai trƣớc đây và Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định rất rõ về hòa giải trƣớc khi giải quyết tranh chấp theo đó quy định hòa giải đƣợc thực hiện tại UBND xã là bƣớc đƣợc khuyến khích thực hiện. UBND xã phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, nhiều trƣờng hợp tổ chức hòa giải không có sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên mà chỉ có đại diện của Ủy ban nhân dân, cán bộ địa chính, cán bộ tƣ pháp và đại diện một số hội, đoàn thể của xã tham dự.

Thứ ba, đối thoại trong giải quyết khiếu nại, Khoản 1 Điều 30 Luật Khiếu nại quy định: “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu

nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ”. Với quy định nhƣ vậy của Luật Khiếu nại, trong quá trình đối thoại thành phần tham gia bắt buộc phải có ngƣời khiếu nại và ngƣời giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu cho thấy, một số vụ việc khiếu nại khi tổ chức đối thoại về phía ngƣời giải quyết khiếu nại chỉ có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn tham mƣu cho ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính hay nói cách khác là ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn huyện thanh trì thành phố hà nôi (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)