5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.2.3. Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai
Thủ tục là trình tự và cách thức để tiến hành một hoạt động nhất định. Thủ tục về đất đai là trình tự - cách thức tiến hành giải quyết một công việc nhất định liên quan đến hồ sơ, yêu cầu, điều kiện… đƣợc pháp luật quy định.
Quá trình giải quyết khiếu nại bằng thủ tục hành chính đƣợc tiến hành qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có chức năng đặc thù. Các giai đoạn này có tính độc lập tƣơng đối, đồng thời có quan hệ khăng khít và mật thiết với
nhau, giai đoạn trƣớc là tiền đề của giai đoạn sau; ngƣợc lại kết quả của giai đoạn sau lại là kiểm chứng tính đúng đắn của giai đoạn trƣớc; và tất cả các giai đoạn này hợp thành một quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai.
Theo quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết khiếu nại, thủ tục giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng nhƣ các cơ quan về đất đai khác gồm 4 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Giai đoạn tiếp nhận, thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại về đất đai
Tiếp nhận và thụ lý giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền là hoạt động khởi đầu của tiến trình thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân, là cầu nối giữa Nhà nƣớc và nhân dân. Do đó hoạt động tiếp nhận khiếu nại phải đƣợc tiến hành theo tủ tục chặt chẽ, công khai, dân chủ, thể hiện bản chất Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân.
Việc tiếp nhận và thụ lý việc giải quyết khiếu nại có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó xác lập mối quan hệ pháp luật về khiếu nại giữa công dân với cơ quan về đất đai nhà nƣớc có thẩm quyền.
Kết quả hoạt động của giai đoạn này là giúp cho ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tƣơng tự cơ quan về đất đai nhà nƣớc đề ra các phƣơng án, hành vi cụ thể cho các hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.
Khi nhận đƣợc đơn khiếu nại, Ban tiếp công dân cấp huyện sẽ xem xét xác định xem vụ việc có đủ điều kiện thụ lý hay không. Nếu đơn đủ điều kiện, thuộc thẩm quyền thì báo cáo ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Chủ tích Ủy ban nhân dân cấp huyện và tiến hành thụ lý.
Sau khi thụ lý khiếu nại, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra lại quyết định về đất đai, hành vi về đất đai bị khiếu nại. Sau khi kiểm tra, nếu thấy khiếu nại quyết định về đất đai, hành vi về đất đai
là đúng thì ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
Công việc tiếp theo là ngƣời giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nƣớc cung cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể giao cho Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên Môi trƣờng hoặc phòng, ban khác tham mƣu xác minh giải quyết. Khi cần thiết, ngƣời giải quyết khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đợn vị, cá nhân đƣợc giao nhiệm vụ xác minh thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung khiếu nại.
Tổ xác minh lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại và tiến hành xác minh. Tuy nhiên, không phải mọi trƣờng hợp đều cần phải lập kế hoạch xác minh tùy tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ việc khiếu nại. Nếu vụ việc đơn giản, chứng cứ tài liệu rõ ràng (nội dung vụ việc đã đƣợc thể hiện đầy đủ qua các tài liệu mà ngƣời giải quyết khiếu nại có), có thể đƣa ra ngay kết luận thì không cần phải lập kế hoạch giải quyết.
Giai đoạn 2:Giai đoạn tiến hành xác minh nội dung khiếu nại về đất đai
Đây là giai đoạn chủ yếu và trung tâm của thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân. Kết quả giải quyết của giai đoạn này ảnh hƣởng trực tiếp đến vụ việc và các bƣớc thực hiện tiếp theo trong các giai đoạn sau này. Thực chất của các hoạt động trong giai đoạn này là thực hiện xác minh theo thủ tục về đất đai, nhằm làm sáng tỏ vụ việc khiếu nại trên cơ sở, hồ sơ, chứng cứ thu thập, kết quả đối thoại, kết quả giám định.
Trong giai đoạn này cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải tiến hành hàng loạt các thủ tục theo một trình tự nhất định. Kết quả xác minh là căn cứ để ngƣời có thẩm quyền thực hiện việc lựa chọn áp dụng quy phạm pháp lý tƣơng ứng với tình trạng của vụ việc đề ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháo của công dân, của nhà nƣớc; kết thúc một giai đoạn khiếu nại, một vụ việc khiếu nại của công dân mà còn có thể làm phát sinh các khiếu nại tiếp theo tới cơ quan nhà nƣớc cấp trên hoặc làm phát sinh khiếu nại về đất đai tại Tòa án.
Trong giai đoạn trên, có một nội dung rất quan trọng là thủ tục tổ chức đối thoại. Việc đối thoại có vai trò rất quan trọng, nhất là đối thoại “đa chiều”. Đối thoại để tìm tiếng nói chung giữa ngƣời khiếu nại và ngƣời bị khiếu nại; để xem xét tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời khiếu nại, để giải quyết dứt điểm vụ việc; để giúp ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại hiểu rõ những nội dung khiếu nại chỗ nào đúng, chỗ nào sai; nội dung nào sẽ giải quyết ngay đƣợc.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc đối thoại hầu nhƣ không nhiều Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại. Dẫn đến nhiều vụ việc khiếu nại sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết xong, ngƣời khiếu nại tiếp tục khiếu nại tiếp lên các cơ quan có thẩm quyền cao hơn hoặc gửi đơn khởi kiện ra Tòa án.
Giai đoạn 3:Giai đoạn ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai
Đây là giai đoạn trung tâm, quan trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật. Căn cứ kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại (nếu có), đối chiếu các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc phù hợp với những điều nêu trong quy phạm pháp luật đã lựa chọn, ngƣời giải quyết khiếu nại áp dụng pháp luật đối với trƣờng hợp đó ban hành văn bản áp dụng pháp luật (quyết định giải quyết khiếu nại) để giải quyết vụ việc. Quyết định giải quyết khiếu nại là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật; luôn thể hiện rõ trình độ và tính sáng tạo của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Qua đó những tình tiết của vụ việc đƣợc đánh giá chính thức mang tính pháp lý, có căn cứ pháp luật và thực tiễn.
Sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; ngƣời giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định khiếu nại và công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại.
Quy định chặt chẽ là thế, nhƣng trong thực tế có nhiều trƣờng hợp giải quyết kiếu nại, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã bỏ qua nhiều giai đoạn của bƣớc này nhƣ: ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nhƣng sơ sài; không đƣa vào một số nội dung đƣợc coi là “nhạy cảm”, gây phức tạp thêm vụ việc trong quyết định; không công khai quyết định giải quyết khiếu nại, không gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho ngƣời khiếu nại nếu ngƣời khiếu nại không có ý kiến. Thậm chí còn không ban hành kết quả giải quyết khiếu nại bằng hình thức Quyết định mà bằng Thông báo hoặc Công văn trả lời.
Giai đoạn 4:Giai đoạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu lực
Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại là giai đoạn kết thúc thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân, kết thúc vụ việc khiếu nại. Khi mà các chủ thể tham gia quan hệ đều tuân thủ nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật, quyết định giải quyết khiếu nại đƣợc ban hành hợp pháp và hợp lý, không bị khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án về đất đai.
Giai đoạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong bói cảnh hiện nay có không ít quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhƣng không đƣợc thi hành nghiêm túc.
Để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đạt hiệu quả, cơ quan hành chính nhà nƣớc và các cấp chính quyền phải phối hợp chặt chẽ vận động, phối hợp giải thích, hƣớng dẫn cho ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại và những ngƣời có liên quan tự nguyện chấp hành, thực hiện quyết định về đất đai và sẽ bị cƣỡng chế khi đã áp dụng các phƣơng án vận
động, thuyết phục, giải thích mà ngƣời khiếu nại và những ngƣời có liên quan không tự nguyện thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật là một quy định mới của luật Khiếu nại năm 2011. Luật Khiếu nại năm 2011 giành hẳn một chƣơng về quy định mới này, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và sửa đổi bổ sung các năm 2004, 2005 đều chỉ chú trọng đến thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại mà hầu nhƣ chƣa chú trọng đến việc quyết định giải quyết khiếu nại đó khi có hiệu lực pháp luật thì sẽ đƣợc thi hành trên thực tế ra sao.
Ngƣời có trách nghiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật gồm 5 chủ thể là: Ngƣời giải quyết khiếu nại, ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại, ngƣời có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trên đây là bốn giai đoạn áp dụng pháp luật thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại lần đầu của công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói riêng và các cấp chính quyền, ngƣời có thẩm quyền nói chung, Các giai đoạn này có thể xem là sự thể hiện trong thực tế một loại chức năng của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong quá trình giải quyết các yêu cầu của công dân. Chúng có liên quan mật thiết với nhau và ảnh hƣởng lẫn nhau khi thực hiện mục đích chung đã đƣợc đề ra với sự quán triệt nguyên tắc pháp chế trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Bên cạnh việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện còn có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại lần hai đối với các vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dƣới đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhƣng chƣa đƣợc giải quyết.
Về mặt trình tự, thủ tục, quá trình giải quyết khiếu nại lần 2 của Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng có những nội dung cơ bản nhƣ quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.