nhân dân huyện
Thông thường các hoạt động trong xã hội cần phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định. Trình tự, thủ tục của một hoạt động được hình thành trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu của hoạt động đó, nhằm hướng tới bảo đảm cho hoạt động đó tuân theo một trật tự nhất định và đạt được mục đích đề ra.
Theo Từ điển tiếng Việt, “Thủ tục là những việc phải làm theo một trật tự nhất định để tiến hành một công việc mang tính chất chính thức”. Thông thường thì thủ tục được hiểu là “Trình tự, cách thức thực hiện những hành động cần thiết cho giải quyết bất kỳ công việc nào đó trên thực tế”.
Trình tự là “thứ tự thực hiện công việc có sắp xếp trước sau”.
Trên thực tế, khi giải quyết một công việc nhất định, các cơ quan nhà nước cần phải thực hiện theo những nguyên tắc pháp lý được xác định một cách cụ thể - các quy phạm thủ tục. Cho nên, thủ tục có thể được hiểu là
những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định chung phải tuân theo khi làm những việc nhất định.
Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là chương trình tiến hành một cuộc giải quyết tranh chấp, bao gồm các quy định về thứ tự các bước tiến hành, thẩm quyền, thời hạn, cách thức thực hiện hoạt động này, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng một văn bản quy phạm pháp luật.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại bao gồm các quy định về thứ tự các bước tiến hành. Một trình tự, thủ tục nói chung bao gồm thứ tự các bước tiến hành một công việc. Ngược lại, thứ tự các bước tiến hành công việc phản ánh một trình tự, thủ tục hoạt động. Các bước trong một trình tự, thủ tục có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau. Nếu thiếu một bước sẽ không hình thành một trình tự, thủ tụcvà không bảo đảm để tiến hành công việc.
Căn cứ Điều 89, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ, quy định chi
tiết một số điều của Luật Đất đai quy định:
1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với
các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện
tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự
thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Tóm lại, trình tự thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện như sau:
Bước một, người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn tại UBND cấp huyện.
Thành phần hồ sơ gồm: đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước hai, Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết.
Bước ba, cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước bốn, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, trừ ngày nghỉ lễ, tết. Riêng sáng thứ bảy, tại bộ phận “một cửa” của UBND huyện. vẫn tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; tại bộ phận “một cửa”. Thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 45 ngày, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là không quá 60 ngày.
Trong quá trình thực hiện các bên tham gia giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân thủ các bước trên theo quy định của pháp luật.