Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 91 - 93)

Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục đích hướng tới của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm bởi tệ lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước; tất cả các quyền tự do, dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân được bảo đảm, bảo vệ.

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [4, Tr 4].

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013, đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 26 Luật Đất đai năm 2013 quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau:

“1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.

2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” [26, Tr 14].

Như vậy, mặc dù Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013 chưa trực tiếp khẳng định quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản, nhưng với những nội dung quy định về quyền của người sử dụng đất thì có thể hiểu Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013 đã gián tiếp công nhận quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản khi công nhận quyền sử dụng đất có giá trị, đồng thời quyền sử dụng đất có thể chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn, khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được bồi thường. Với những căn cứ đó, có thể lập luận rằng quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản, vì vậy, quyền của người sử dụng đất cũng thuộc về quyền con người, quyền công dân, được Hiến pháp, pháp luật quy định và bảo đảm.

Theo quy định của khoản 5, khoản 7, Điều 166 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất có quyền “được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình” và có quyền “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của

mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai” [166, Tr 118]. Đây là những bảo đảm pháp lý quan trọng cho quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai. Do đó, trong thực tiễn, khi quyền sử dụng đất hợp pháp của công dân bị xâm phạm bởi các chủ thể khác (trong đó có thể gồm các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khi thực thi công vụ trong quản lý đất đai), công dân có quyền sử dụng các phương tiện pháp lý để bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đó là quyền khởi kiện, quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đơn khởi kiện, khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai phải có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định.

3.1.3. Xử lý mối quan hệ hài hòa về lợi ích của các bên trong quan hệ đất đai và trong quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai thông qua hệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)