Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đấtđa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 94 - 97)

Hệ thống pháp luật về đất đai là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và là công cụ pháp lý chủ yếu để nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực đất đai. Như vậy, hệ thống pháp luật đất đai có vai trò hết sức to lớn, là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước đối với đất đai. Hệ thống pháp luật đất đai có hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất thì mới nâng cao được hiệu quả của cơ chế quản lý hành chính về đất đai. Một điều không thể phủ nhận là thời gian qua, hệ thống pháp luật về đất đai đã đạt được nhiều tiến bộ, có tác dụng rất lớn trong việc thể chế hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng về chính sách đất đai thành những quy tắc xử sự thông qua hành vi pháp luật. Đồng thời, kịp thời điều chỉnh nhiều quan hệ mới nảy sinh trong xã hội. Song, thực tiễn cũng cho thấy rằng hệ thống pháp luật đất đai còn nhiều tồn tại, bất cập, là nguyên nhân cơ bản làm cho quá trình quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai (đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đất đai) còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả và nhiều vấn đề bức xúc, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Năm 2013 là một năm ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập hiến, lập pháp của nước ta, khi mà Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua hai văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013.

Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai hướng dẫn thi hành đã khắc phục nhiều thiếu sót, bất cập, chồng chéo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã hội trong những điều kiện, hoàn cảnh yêu cầu mới, những quy định của pháp luật về đất đai cần được hoàn chỉnh cho phù hợp.

Thời gian qua, có thể nói là nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành rất nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Chỉ tính riêng từ khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực pháp luật đến trước khi có Luật đất đai năm 2003 là: hơn 200 văn bản pháp luật về đất đai được ban hành ở cơ quan trung ương, trong đó có 04 Luật, 08 pháp lệnh, 01 nghị quyết của Quốc hội, 03 Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, 71 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, 39 văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, 68 văn bản thuộc thẩm quyền của cấp bộ và tổng cục. Nếu tính cả các văn bản quy định pháp luật liên quan đến đất đai trong dân sự, hình sự, đầu tư…thì số lượng lên đến hơn 500 văn bản, luật đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29 tháng 11 năm 2013 quy định về sử dụng đất đai đã ban hành hơn 100 văn bản pháp luật về đất đai, trong đó có bộ luật, nghị định của quốc hội, nghị quyết của ban thường vụ Quốc hội, văn bản thuộc thẩm quyền của chính phủ..., văn bản của HĐND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh, nếu kể cả các văn bản quy định pháp luật thuộc thẩm quyền cấp huyện thì số lượng văn bản tới hàng nghìn.

Điển hình là sau khi có Luật đất đai năm 2013, để cụ thể hoá Luật đất đai và thực hiện những chính sách liên quan đến đất đai. Với con số thống kê chưa đầy đủ, nhưng nếu tính từ năm 2014 (Thời điểm Luật đất đai có hiệu lực pháp luật) đến nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành hơn 100 văn bản; trong đó có hơn 40 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và hơn 100 văn bản liên quan đến pháp luật về đất đai. Uỷ ban nhân

dân các huyện, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương, nhất là sau khi có Chỉ thị Số: 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai, chỉ thị Số: 05/CT-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đến nay, các địa phương đã ban hành theo thẩm quyền hầu hết 06 loại văn bản quy định cụ thể về giá đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về hạn mức giao đất ở; về hạn mức công nhận đất ở cho thửa đất có vườn, ao gắn với nhà ở; về thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân các huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lập kế hoạch cụ thể để triển khai thi hành pháp luật về đất đai.

Để thi hành Luật Đất đai, Luật khiếu nại và các quy định về khiếu nại trong các luật, pháp luật, các cơ quan hành chính đã ban hành hơn 100 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, trong đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 06 văn bản; 18/22 Bộ ban hành hơn 40 văn bản; có trên 50 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành hơn 100 văn bản. Các cơ quan tư pháp đã ban hành hơn 06 văn bản, trong đó Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) phối hợp với cơ quan hữu quan ban hành 03 thông tư liên tịch; TANDTC ban hành 01 thông báo; VKSNDTC ban hành 01 quyết định và phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành 01 quy chế phối hợp .

Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, Ủy ban nhân dân huyện cần tập trung rà soát những văn bản quy phạm pháp luật do cấp mình ban hành nhằm phát hiện những nội dung không phù hợp với Luật Đất đai năm 2013 để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ đối với các văn bản không thuộc thẩm quyền ban hành; kịp thời ban hành các quy định cụ thể mà Luật Đất đai năm 2013, các nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định UBND cấp huyện ban hành, để tạo ra cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là các quy định của tỉnh về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về đất đai.

3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)