Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 90)

Một là, giải quyết một số vụ tranh chấp, khiếu nại về đất đai cần phải

có sự kiểm tra, điều tra, nghiên cứu kết luận và thi hành kết luận, do đó cần phải có đội ngũ cán bộ những người am hiểu, biết về pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và chuyên trách về công việc giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng hiện nay, hầu hết cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai đa số là kiêm nhiệm; tranh chấp, khiếu nại về đất đai chủ yếu là nảy sinh ở cấp xã, huyện nhưng cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết ở cấp này lại không tương ứng. chủ tịch UBND các cấp là người đứng đầu chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại nhưng phải giải quyết rất nhiều công việc khác của địa phương nên rất khó có điều kiện chuyên giải quyết đất đai. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại chậm, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, dẫn đến việc khiếu kiện lại, khiếu kiện vượt cấp.

Hai là, công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương chưa bố trí đúng người có năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm công việc này nên công tác hòa giải đạt kết quả chưa cao. Nhiều vụ việc giải quyết không triệt để dẫn đến khiếu kiện đồng người, có trường hợp dẫn đến vụ án hình sự. một số địa phương chưa làm tốt công việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn như vi phạm thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, tái đinh cư, cấp giấy chứng nhận đất cho người sử dụng đất.

Ba là, công tác kiểm tra, thanh tra chưa được thường xuyên, còn thiếu

của cơ quan, các cấp, các ngành chưa kiên quyết, triệt để, làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh tra, cụ thể: Tình trạng lẫn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích, để đất hoang hóa diễn ra thường xuyên và dưới nhiều hình thức gây bức xúc trong dư luận nhân dân và xã hội nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; chế tài quy định xử lý, xử phạt vi phạm pháp luật đất đai còn nhẹ,chưa có đủ sức rắn đe đối tượng vi phạm. việc giải quyết đơn thư tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan, nể nàng, nặng về mệnh lệnh hành chính; nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình, đạt lý. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc giải quyết tranh chấp không dứt điểm, khiếu kiện kéo dài. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật như ban hành công văn, thông báo….., để thay thế quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Bốn là, qua nghiên cứu hồ sơ và quyết định giải quyết các vụ việc bị

tranh chấp có thể nói trong 4 giai đoạn của quy trình áp dụng pháp luật, thì những hạn chế, yếu kém xảy ra với mức độ khác nhau ở cả 4 giai đoạn. Điều này nói lên việc các bộ phận, cơ quan chức năng, chuyên môn chưa làm tốt vai trò tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về đất đai.

+ Về những hạn chế trong giai đoạn tiếp nhận, thụ lý đơn, hồ sơ và đánh giá chứng cứ có liên quan đến vụ việc. Trong áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về đất đai của Uỷ ban nhân dân huyện Cư M’gar, về quy trình tiếp nhận đơn, đương sự có thể gửi đơn tranh chấp đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thông qua bộ phận tiếp nhận đơn thư của phòng tiếp dân - bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân huyện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Tài nguyên & Môi trường, Thanh tra Huyện để được xem xét tiếp nhận, thụ lý.

Nhưng trong quá trình tiếp nhận, xử lý và thụ lý đơn của bộ phận tiếp dân cũng như của Sở Tài nguyên & Môi trường, Thanh tra Huyện có những trường hợp do xác định không đúng chủ thể tranh chấp hoặc đánh giá không đúng tính chất vụ việc, nên trong thực tế đã tiếp nhận và thụ lý cả những trường hợp không đủ điều kiện, chưa đúng đối tượng hoặc lẫn lộn giữa giải quyết tranh chấp về đất đai với tranh chấp về quyết định hành chính giải quyết tranh chấp đất đai tức đang từ giải quyết tranh chấp đất đai lại chuyển sang tranh chấp về quyết định hành chính. Đồng thời, trong quá trình tiếp nhận đơn và chuyển giao hồ sơ giữa các bộ phận, các cơ quan có những đơn vị làm chưa đúng thủ tục và chế độ lưu, chuyển hồ sơ.

Ví dụ như không viết giấy biên nhận nhận đơn và các giấy tờ có liên quan kèm theo của đương sự; không ra văn bản trả lời cho đương sự về việc thụ lý hay không thụ lý đơn tranh chấp; hồ sơ chuyển giao không ghi số bút lục, không ghi sổ ký nhận…từ đó có những trường hợp trong quá trình lưu giữ, chuyển giao không đủ giấy tờ, hồ sơ do bị thất lạc; nhiều vụ việc còn để kéo dài, quá thời hạn luật định, gây ra những phiền hà và ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất. Ngoài ra, trong giai đoạn này việc thẩm tra, xác minh có vai trò quan trọng trong quy trình áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về đất đai. Thông qua thẩm tra, xác minh nhằm để thu được những thông tin khách quan, trung thực, bổ sung, củng cố chứng cứ cũng như để tìm ra và xác định đúng về tính chất, diễn biến sự việc làm cơ sở cho việc lập báo cáo, kết luận, kiến nghị giải quyết vụ việc. Trên cơ sở những thu thập thông tin, giấy tờ do các bên cung cấp hay do các cá nhân, tổ chức khác cung cấp để căn cứ vào quy định của pháp luật, người có thẩm quyền bằng một quyết định hành chính xác định tính chất, đúng, sai của nội dung tranh chấp, mức độ vi phạm, từ đó công nhận hay bác bỏ tranh chấp của đương sự giải quyết triệt để, chấm dứt việc tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của người tranh chấp. Nhưng trong thực tế, do những khó khăn khác nhau như trong một số trường hợp phức tạp, đã qua thời gian dài nay nhân chứng, vật chứng không còn, khó xác định sự kiện; hoặc đối tượng cố tình gây cản trở, khó khăn trong việc cung cấp chứng cứ, thông tin; hoặc do cán bộ được giao nhiệm vụ vì thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm, yếu kém năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hay chưa nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm. Dẫn đến thu thập không đúng, không đủ chứng cứ, thiếu chọn lọc trong việc khai thác, phân tích thông tin; đánh giá sai thời điểm, sự kiện; xác minh thiếu khách quan, khoa học…Kết quả là khi vụ việc được kết luận, kiến nghị và tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp thiếu chặt chẽ, thiếu xác thực, giải quyết không phù hợp theo quy định của pháp luật.

+ Về những hạn chế trong giai đoạn lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc. Đó là trong quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai do không xác định đúng tính chất của quan hệ pháp luật, nên có những trường hợp thụ lý vụ việc không những sai về mặt chức năng, thẩm quyền mà việc xác định, lựa chọn pháp luật, quy phạm pháp luật cũng không phù hợp.

Ví dụ như áp dụng quy phạm đã hết hiệu lực pháp luật; áp dụng quy phạm pháp luật không đúng hiệu lực về thời gian, không gian, phạm vi, đối tượng và ngành luật điều chỉnh. Áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa các hộ sử dụng đất để giải quyết tranh chấp về đất đai do thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng….., Nhiều nơi chưa xem xét, kết luận giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở nơi phát sinh, trong giải quyết tranh chấp chưa tôn trọng việc đối thoại, gặp gỡ người tranh chấp đối với giải quyết tranh chấp lần đầu và lần thứ hai đối với những vụ việc phức tạp, chưa coi trọng việc phối hợp với các đoàn thể quần chúng trong giải quyết tranh chấp. Nhiều nơi chưa chấp hành đúng trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết tranh chấp, nhiều vụ việc thuộc thẩm quyền nhưng không giải quyết, để kéo dài trở

thành phức tạp, tồn đọng, vượt cấp, quá trình giải quyết thiếu công khai, dân chủ, thẩm tra xác minh thiếu khách quan, kết luận nhưng không đủ chứng cứ, dẫn đến giải quyết không đúng chính sách, pháp luật của nhà nước làm cho quyết định giải quyết thiếu tính khả thi.

+ Về những hạn chế trong giai đoạn ký và ban hành quyết định: Ở giai đoạn này được bộc lộ rõ trong công tác xây dựng, soạn thảo quyết định trước khi trình người có thẩm quyền ký để ban hành. Do thiếu khâu kiểm tra, sau khi quyết định được ban hành làm cho nội dung của quyết định thiếu chặt chẽ, không rõ ràng, phản ánh không đúng tính chất của vụ việc; hay sử dụng những cụm từ, thuật ngữ pháp lý không chuẩn xác, sai lỗi chính tả, thiếu chữ….,làm cho cơ quan chức năng, thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý tiếp theo hoặc thực hiện quyết định gặp khó khăn do mâu thuẫn trong nội dung quyết định. Có thể nói đây là những trường hợp chiếm tỷ lệ khá cao đối với những quyết định bị huỷ, sửa của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong quá trình giải quyết tranh chấp lần hai của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Cá biệt còn có địa phương ban hành công văn hoặc thông báo giải quyết tranh chấp hay ban hành quyết định giải quyết nhưng nội dung sơ sài, không đầy đủ theo quy định của Luật tranh chấp, khiếu nại.

+ Về những hạn chế trong giai đoạn tổ chức triển khai thực hiện quyết định: Theo quy định của pháp luật, quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực ngay sau khi ban hành và các tổ chức, cá nhân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành, việc tranh chấp tiếp được thực hiện sau. Tuy nhiên nhiều quyết định giải quyết tranh chấp đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được các cơ quan có trách nhiệm ở cơ sở thi hành; cơ quan ban hành quyết định cũng thiếu sự theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, không có biện pháp để thi hành nên hiệu quả giải quyết tranh chấp bị hạn chế, chưa kịp thời khôi phục quyền, lợi ích

hợp pháp của người sử dụng đất, gân nên sự bất bình và sự thiếu tin cậy vào cơ quan nhà nước.

Năm là, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai, bồi

thường , hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thường xuyên thay đổi; công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chưa được chặt chẽ;

Sáu là, việc phân biệt giữa tranh chấp đất đai và lấn chiếm đất đai chưa

rõ ràng nên nhiều khi còn có sự nhầm lẫn, dẫn đến việc áp dụng trình tự, thủ tục quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc còn lúng túng, phải làm đi làm lại nhiều lần, làm cho thời gian giải quyết vụ việc kéo dài, chậm dứt điểm gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương, phát sinh khiếu kiện vượt cấp.

Bảy là, Ủy ban nhân dân các cấp vừa là cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, vừa có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong khi có những vụ tranh chấp về đất đai nảy sinh do Ủy ban nhân dân các cấp làm chưa hết trách nhiệm quản lý Nhà nước hoặc làm sai các quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, có thể thiếu khách quan, công minh trong quá trình giải quyết khiếu nại.

Tám là, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, thiếu hiểu biết pháp luật

nên dễ dẫn tới những vi phạm pháp luật về đất đai và khiếu nại về đất đai; ý thức chấp hành pháp luật về khiếu nại của một bộ phận công dân chưa nghiêm.

Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai chưa đầy đủ,

còn mâu thuẫn, chồng chéo, chậm được hướng dẫn thi hành và khó áp dụng có trường hợp chưa có sự thống nhất giữa pháp luật đất đai với các luật khác có liên quan đến đất đai. Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị “về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã đánh giá như sau: Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao, việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu. Nguyên nhân của những yếu kém trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược.

Thực tế giải quyết tranh chấp cho thấy, văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý duy nhất, vô cùng quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất đầy đủ cụ thể có tính khả thi cao là môi trường thuận lợi và điều kiện tối cần thiết để đảm bảo hiệu quả, chất lượng áp dụng pháp luật.

Đối với huyện Cư M’gar, hàng năm căn cứ vào các quy định của pháp luật đất đai, Uỷ ban nhân dân huyện đã tham mưu cho Huyện Uỷ ra Chỉ thị về tăng cường công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trên địa bàn huyện. Nhìn chung, các cơ quan đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai nhằm bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành cũng còn một số hạn chế, như sau: Hầu hết các văn bản hướng dẫn thi hành đều ban hành chậm, chưa bảo đảm được yêu cầu khi luật, pháp lệnh có hiệu lực thì thi hành được ngay. Nghị định số 181,182,188,197/2004/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành sau ngày Luật đất đai có hiệu lực từ 03 đến 05 tháng. Nghị định số

43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư Liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Thông tư Liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 90)