tại huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk
Nội dung tranh chấp về đất đai chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng: Số đơn
việc làm chiếm số lượng rất lớn trong tranh chấp về đất đai (khoảng 60%). Tranh chấp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập đông người, xảy ra tập trung ở những nơi thu hồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển các dự án. Người có đất bị thu hồi thường tranh chấp về giá đất nông nghiệp bồi thường quá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, giá đất được giao tại nơi tái định cư lại quá cao so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi; giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống. Người có đất bị thu hồi tranh chấp về thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí; tranh chấp các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất...v.v Ngoài ra, còn một số tranh chấp: đòi thực hiện chính sách bồi thường về đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất; giải toả hành lang an toàn giao thông... Một số trường hợp bị thu hồi đất và được bồi thường theo các chính sách trước đây, nay tranh chấp đòi bồi thường theo giá đất mới.
Thứ hai, đòi lại đất cũ: Đòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp, đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng, khi Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp tan rã có tình trạng ruộng đất của ai, người đó lấy lại sử dụng, nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất vì người khác đang sử dụng hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác. Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử dụng làm nhà trẻ, trường học, mẫu giáo nhà văn hoá... Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách “nhường cơm, sẻ áo”; đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông coi trước năm 1987, nay những người này đang sử dụng.
Thứ ba, tranh chấp liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các nội dung khác: thường tập trung như cấp giấy không đúng vị trí, diện
tích; cấp không đúng chủ sử dụng đất; trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận; thu hồi giấy chứng nhận đã cấp; gia hạn sử dụng đất...v.v
Chủ thể tranh chấp đất đai: Mối quan hệ phát sinh tranh chấp đất đai giữa quyền của nhà nước với từ cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sở hữu được nhà nước và pháp luật công nhận, đặc biệt là trong việc định giá bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi và giá đất tái đinh cư (thu hồi giá quá thấp, giao đất giá quá cao). Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh tính cấp thiết của giải phóng mặt bằng để có dự án, chưa chú ý những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điểu kiện tái đinh cư, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nhân dân không còn hoặc ít đất sản xuất hoặc nhngx người không có việc làm như nơi ở cũ, đặc biệt là những vùng có nhiều dân tộc thiểu số, đại đa số họ chủ trọng về cây công nghiệp là chủ yếu. việc quy định giá đất quá tháp so với giá đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc khuyên khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ứng gây gắt của người có đất bị thu hồi dẫn đến phát sinh tranh chấp khiếu kiện, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp giao cho các nông lâm trường xí nghiệp, và các công ty cà phê, các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều trường hợp chưa nghiên cứu kỷ lưỡng, tính khả thi thấp dẫn tới việc thu hồi đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu quả mà trong khi đó người nông dân thì không có đất sản xuất hoặc ít đất sản xuất, đời sống khó khăn. không chấp hành đúng trình tự quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, tái đinh cư như ra thông báo giải phóng mặt bằng, mà không có quyết
định thu hồi đất, không thông báo trước về kế hoạch, phương án thu hồi đất cho người dân có đất bị thu hồi, cưỡng chế giải phóng mặt bằng trong khi chưa bố trí nơi tái đinh cư, quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền, thu hồi đất để sử dụng vào mục đích trái quy hoạch đã được xem xét.
Nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai tại huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk Một là, do hệ thống chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian dài
chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa điều chỉnh hết được các quan hệ về đất đai, liên tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện. Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện.
Hai là, công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính
chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, không khả thi, việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tranh chấp về đất đai. Nguyên nhân từ việc quản lý thiếu chặt chẽ, còn sai sót của cơ quan nhà nước: đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh, thu hồi đất không có quyết định, không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, bồi thường giải toả và sử dụng những khoản tiền thu được không công khai gây ngờ vực cho nhân dân.
Ba là, việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp
luật đất đai nói chung, giải quyết tranh chấp về đất đai nói riêng cho những người làm công tác giải quyết tranh chấp về đất đai và nhân dân còn bất cập,
chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nên nhận thức của một bộ phận nhân dân về pháp luật còn mơ hồ, cũng dễ phát sinh các khiếu kiện. Bên cạnh đó, chưa làm tốt công tác vận động, giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện tranh chấp, khiếu nại đúng pháp luật; chưa xử lý nghiêm khắc những hành vi kích động, xúi giục của bọn xấu và trừng trị những kẻ cố tình gây rối, coi thường, chống đối pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp.
Bốn là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập. Đó
là chưa giải quyết mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của nhà nước, nhấn mạnh việc tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có được dự án, chưa chú ý những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi, thường nhấn mạnh đến môi trường đầu tư, nóng vội giải phóng mặt bằng để giao đất, cho thuê đất. Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ việc quy hoạch phát triển đô thị và các khu công nghiệp nhiều nơi chưa cân nhắc, tính toán đồng bộ toàn diện dẫn đến trường hợp người dân bị thu hồi gần hết hoặc hết đất sản xuất, được đền bù bằng tiền (không có đất khác để giao), giá trị thấp, việc chuyển đổi nghề nghiệp là rất khó khăn do trình độ hạn chế dẫn đến thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn, phát sinh các tệ nạn xã hội và phát sinh ra khiếu kiện.
Ví dụ như trường hợp khiếu kiện đông người về dự án nông trương cà phê Ea Pôk, Ea Kiết, Ea H’đing, Ea Kuêh của huyện Cư M’gar: giao cho
nông, lâm trường xí nghiệp quản lý. Trực tiếp liên quan tới các hộ dân từng canh tác trên diện tích đất hiện có, hiện nay đất nông nghiệp của toàn huyện là trên 2000 ha, Việc chưa điều chỉnh kịp thời giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thực hiện dự án có liên quan đến nhiều huyện hoặc việc cho người có nhu cầu sử dụng đất phát triển các dự án tự thoả thuận bồi thường với người dân đang sử dụng đất, người được giao đất muốn giải phóng mặt bằng nhanh đã chấp nhận giá bồi thường cao hơn quy định của Nhà nước làm cho mức đền bù chênh lệch trên cùng một khu vực, từ đó phát sinh tranh chấp.
Năm là, bên cạnh sự thiếu nhất quán, không đồng bộ về chính sách thì
sự yếu kém trong chỉ đạo, điều hành ở địa phương khi giải quyết công việc liên quan tới người dân cũng là một lý do quan trọng khác dẫn đến tình trạng căng thẳng về tranh chấp. Khi phát sinh khiếu kiện, cấp uỷ, chính quyền nhiều nơi chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn đẩy hoặc cùng một cấp có nhiều quyết định nội dung giải quyết khác nhau đối với một vụ việc, có những vụ việc tương tự như nhau nhưng kết quả giải quyết lại trái ngược nhau, do đó người dân nghi ngờ không tin tưởng vào cách giải quyết của chính quyền cấp đó gây khiếu kiện vượt cấp.
Sáu là, việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trước
đây ở một số nơi không nghiêm, chưa triệt để và chưa hợp lý, đã dẫn đến tình trạng xáo canh, cào bằng. Những năm 1980, Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp được hình thành nhưng việc quản lý các Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp đã có những yếu kém dẫn đến tan rã, nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giải quyết của các địa phương không thống nhất trong việc phân bổ lại đất đai khi các Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp tan rã, đã dẫn đến nhiều khiếu kiện.
Bảy là, việc giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai
diện tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật hoặc người sử dụng đất đã làm đủ các nghĩa vụ theo quy định nhưng không được hợp thức quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những nguyên nhân tạo thành khiếu kiện đông người, thành các đoàn khiếu kiện đến các cơ quan Trung ương.
Tám là, các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện
chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định giải quyết tranh chấp cuối cùng cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trường hợp quyết định giải quyết tranh chấp cuối cùng có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó gây tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phương giải quyết không đúng chính sách pháp luật và người dân tiếp tục tranh chấp.
Chín là, một số chủ đầu tư dự án sau khi được giao đất, cho thuê đất đã
sử dụng không đúng mục đích, không theo dự án được duyệt, gây nên bất bình cho nhân dân làm phát sinh khiếu kiện. Thực tế trong quá trình giải phóng mặt bằng cho thấy ở những địa phương việc giao đất, cho thuê đất với hạn mức không rõ ràng, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, diện tích thực tế chênh lệch nhiều so với diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lấn chiếm đất công và các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ đất đai đã làm ảnh hưởng đến việc xây dựng khung giá đền bù chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện trong dân khi tiến hành giải phóng mặt bằng. Để giải quyết vấn đề này các địa phương cần phải thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất dựa trên căn cứ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Đây được xem là nguyên tắc bắt buộc trong công tác giao đất, cho thuê đất.
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính , quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê.
Mười là, tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến, việc chuyển
nhượng trao tay trong nhân dân không tuân theo quy định của pháp luật làm phát sinh các khiếu kiện khó giải quyết. Nhiều vụ việc tranh chấp kéo dài do giá trị đất cao, nếu đòi được một mảnh đất thì có một khoản thu nhập rất lớn. Có một số trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật song cố tình không thực hiện do không thoả mãn các yêu cầu cá nhân nên vẫn tiếp tục đi tranh chấp, có trường hợp lợi dụng để kích động, trục lợi....v.v
Việc áp dụng pháp luật về đất đai của địa các địa phương còn nhiều bất cập, nhất là trong việc thu hồi lại đất đã sử dụng, sau khi luật đất đai 2013 ra đời và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2014, và các văn bản hưởng dẫn thì hành, nhiều địa phương chưa kịp thời ban hành các quy phạm pháp luật cụ thể hóa thuộc thẩm quyền của UBND các cấp để triển khai thực hiện, nhiều địa phương cấp huyện, cấp xã chưa nắm chắc những quy định mới của pháp luật về đất đai nên vẫn còn áp dụng quy định cũ đã hủy bỏ hoặc thay thế, nhiều trường hợp đã áp dụng sai quy định phải đi sửa lại.
Những bất cập này đã tạo nên những vụ việc khiếu kiện, khiếu nại, tranh chấp đất đai mới. nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn tới tùy tiện trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển nhượng đất. đa số các địa phương chưa đầu từ kinh phí thỏa đáng để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đất. việc cấp giấy chứng nhận đất chậm và trong một số trường hợp không chính xác phải sữa đổi lại. công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm sâu sắc, trong đó việc kiểm tra các dự án lớn, công trình sau khi giao đất, cho thuê đất, ít được các địa phương chú ý đến, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích,không đúng tiến độ, không đầu từ theo dự án mà chỉ chờ
chuyển nhượng kiếm chênh lệch giá ít được phát hiện và xử lý chưa kịp thời. việc kiểm tra, thanh tra thực hiện giá đúng cũng ít được phát hiện và xử lý kịp thời. việc kiểm tra, thanh tra thực hiện theo chế độ công vụ và xử lý những sai