Công tác quản lý, sử dụng đấtđai tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 53)

Đắk Lắk

Tình hình quản lý đất đai trước khi ban hành Luật Đất đai 1993, sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước công bố đất đai ở nước ta là của toàn dân. Ngày 19/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành Luật cải cách ruộng đất nhằm thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam. Xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ.

Năm 1977, công cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành trên địa bàn huyện Cư M’gar. Đất đai của địa chủ, cường hào đã bị tịch thu chia cho dân cày. Cải cách ruộng đất và tập thể hoá nông nghiệp đã làm lay chuyển tận gốc rễ không chỉ chế độ sở hữu ruộng đất ở nông thôn, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn trong huyện.

Đến năm 1980, phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp ở huyện đã cơ bản hoàn thành. Trên 90% diện tích đất canh tác được tập thể hoá, một phần được giao cho công trường, xí nghiệp, nông trường quốc doanh sử dụng. Tuy nhiên mô hình này tỏ ra không hiệu quả ngay cả khi đã được cải tiến và đổi mới. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã ngày một thấp, thua

lỗ kéo dài cộng với chính sách phân phối sản phẩm mang nặng tính bình quân, bao cấp làm cho thu nhập của xã viên ngày càng giảm sút. Người nông dân tập trung phân bón, công sức vào chăm bón ruộng 5%. Thu hoạch từ diện tích nhỏ nhoi trở thành nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng của nhiều hộ nông dân.

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX xuất hiện khoán chui ở nhiều nơi. Trước nhu cầu bức xúc của thực tiễn, ngày 13/01/1981 Ban Bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị 100-CT/TW về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở khuyến khích người lao động hăng say sản xuất. Nhằm cụ thể hoá Chỉ thị 100.

Sau khi Luật đất đai năm 1987 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987, tiếp theo đó là Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 và Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, thì công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Cư M’gar đã được kiện toàn một bước quan trọng. Bộ máy tổ chức của ngành địa chính đã được thành lập ở 2 cấp, huyện, xã để giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý đất đai ở địa phương.

Trong thời gian hơn 10 năm trước khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2014, công tác quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Cư M’gar đã thực hiện được một khối lượng lớn công việc như: Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý hợp đồng cho thuê đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất

đai. Việc giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân đã giải quyết cơ bản được vấn đề ruộng đất, cho phép người nông dân thực sự chủ động suy nghĩ trên thửa ruộng của mình. Từ đó năng suất tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện đáng kể.

Công tác qủan lý đất đai đến năm 2016 trên địa bàn huyện Cư M’gar ; Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, như: xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện; công tác giao đất, cho thuê đất được thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay đạt kết quả khá; công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ; công tác xây dựng Bảng giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản Iý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại và bất cập, như: việc lập quy hoạch sử dụng đất còn chậm, sự phối hợp của các ngành, các cấp trong công tác lập và quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ; một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất không đúng đối tượng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt tại những địa phương quy hoạch phát triển đô thị; đất do các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp được giao quản lý, sử dụng bị lấn, chiếm và sử dụng sai mục đích... làm cho tình hình quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân tồn

tại là do ý thức chấp hành pháp luật đất đai củamột số tổ chức, cá nhân chưa tốt; công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân chưa được quan tâm, chú trọng, việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật đấtđai chưa triệt để, công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật đất đai chưa được chú ý.

Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý đất đai trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự trị an trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các nội dung sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp Luật Đất đai, Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường và các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ nhằm làm chuyển biến nhận thức của cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ và nhân dân trong huyện; tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với quá trình xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Pháp luật. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn: Thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm sử dụng đất như: Lấn chiếm xây dựng công trình trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND huyện khi để tình trạng vi phạm sử dụng đất xảy ra trên địa bàn mình quản lý mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm; Khẩn trương rà soát, thống kê mọi trường hợp vi phạm sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai việc xử lý vi phạm; Kiểm tra lại việc quản lý, sử dụng, cho thuê đất công ích theo đúng quy định của Pháp luật.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ từng ngành tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định Pháp luật về đất đai; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các xã, thị trấn. Đồng thời tăng cường sự phối hợp với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc kiểm tra phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Pháp luật đất đai trên địa bàn.

Với một số giải pháp quan trọng và thiết thực nêu trên, chắc chắn rằng trong thời gian tới tình trạng vi phạm đất đai sẽ không còn xảy ra tại một số địa phương trên địa bàn huyện Cư m’gar. Công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, ổn định và phát huy được giá trị, tiềm năng của đất.

Hiện trạng sử dụng đất đai đến năm 2016 trên địa bàn huyện: Tổng diện tích đất tự nhiên là 82,443 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 72,911 ha; đất trồng lúa là 2,463 ha, đất chuyên trồng lúa nước là 1,710 ha, đất trồng lúa nước còn lại là 739 ha, đất trồng lúa nương 12 ha, đất trồng cây lâu năm là 51,382 ha, đất rừng sản xuất 10,976 ha, đất rừng phòng hộ là 49 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 142 ha, các loại đất nông nghiệp còn lại là 7,897 ha, đất trồng cây hang năm khác là 7,897 ha. đất phi nông nghiệp 9,089 ha; đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp là 33 ha, đất quốc phòng là 242 ha, đất an ninh là 1,062 ha, đất khu công nghiệp là 35 ha, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh là 141 ha, đất cho hoạt động khoảng sản là 0 ha, đất sản xuất VLXD, gốm sứ 23 ha, đất di tích, danh thắng là 3 ha, đất bãi thải, xử lý chất thải là 27 ha, đất tôn giáo, tín ngưỡng là 6 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa là 207 ha, đất có mặt nước chuyên dung là 276 ha, đất phát triển hạ tầng là 4,495 ha, đất giao thông là 2,967 ha, đất thủy lợi là 1,238 ha, đất công trình năng lượng là 3 ha, đất công trình BC viễn thông là 2 ha, đất cơ sở văn hóa 52 ha, đất cơ sở y tế là 13 ha, đất cơ sở giáo dục - đào tạo là 112 ha, đất cơ sở thể dục - thể thao là 86 ha, đất dịch vụ xã hội là 1 ha, đất chợ

là 18 ha, đất ở tại đồ thị là 241 ha, các đất phi nông nghiệp còn lại là 2,294 ha, đất ở tại nông thôn là 1,157 ha, đất song suối là 1,136 ha. Đất chưa sử dụng 441 ha; đất bằng chứ sử dụng là 110 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 331 ha.

Căn cứ vào Quyết định số 839/QĐ-UBND tỉnh Đắk Lắk, ngày 25 tháng 4 năm 2014 về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk: Theo đó, đến năm 2020 huyện Cư M’gar có trên 71.658 ha đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 86,9% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó có 2.452,5 ha đất trồng lúa; đất trồng cây lâu năm trên 50.537 ha; đất rừng sản xuất trên 10.705 ha; đất rừng phòng hộ gần 50 ha; đất nuôi trồng thủy sản 158 ha và các loại đất nông nghiệp còn lại trên 7.755 ha. Ngoài diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2020 huyện Cư M’gar có tổng số trên 10.359 ha đất phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 12,57% so với diện tích tự nhiên và 424,5 ha đất chưa sử dụng…

Trên cơ sở công khai quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011–2015), chính quyền các xã, thị trấn kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất định kỳ, kịp thời phát hiện và tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền pháp luật về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)