Tình hình tiếp công dân đến Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu giải quyết tranh chấp đa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 66)

giải quyết tranh chấp đai

Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân huyện Cư M’gar từ năm 2012 đến năm 2016, các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong huyện đã tiếp công dân là 534 lượt người đến tranh chấp, khiếu nại; nhận 834 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: đủ điều kiện xử lý là 466 đơn; riêng đơn tranh chấp đất đai lĩnh vực hành chính là 162 đơn bằng 19,42% tổng số đơn tranh chấp, khiếu nại. Bình quân tiếp 106 lượt người/năm, nhận 166 đơn tranh chấp, khiếu nại/năm. Qua phân loại đơn cho thấy, từ năm 2012 đến năm 2016 đơn tranh chấp liên quan đến đất đai là 137 đơn chiếm 85% tổng số đơn tranh chấp. Lượng đơn thư trong lĩnh vực đất đai liên tục tăng lên qua từng năm, cụ thể năm 2012: 21 lượt đơn, năm 2013: 53 lượt đơn, năm 2014: 17 lượt đơn, năm 2015: 25 lượt đơn, năm 2016: 21 lượt đơn và chưa có dấu hiệu giảm. Số đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền các cấp phải giải quyết trong 5 năm là 734 đơn, tăng lên qua từng năm, cụ thể: năm 2012 là 97 đơn, năm 2013 là 143 đơn, năm 2014 là 118 đơn, năm 2015 là 215 đơn, năm 2016

là 261 đơn (Xem bảng 2.1). Trong đó, đối với Uỷ ban nhân dân huyện Cư M’gar từ năm 2012 đến năm 2016 đã tiếp 734 lượt người đến tranh chấp, khiếu nại; số đoàn đông người là 0 đoàn; số đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền phải giải quyết trong 5 năm là 196 đơn, tăng lên qua từng năm, cụ thể: năm 2012 là 25 đơn, năm 2013 là 76 đơn, năm 2014 là 33 đơn, năm 2015 là 35 đơn, năm 2016 là 27 đơn (xem bảng 2.2)

Bảng 2.1: Đơn tranh chấp các cơ quan HC nhà nước huyện Cư M’gar tiếp nhận Năm Tiếp dân (lượt người) Tổng số đơn tranh chấp, khiếu nại Đơn tranh chấp Tổng số Liên quan Đất đai Thuộc thẩm quyền GQ Số vụ Tỷ lệ 2012 52 25 97 21 21,6% 25 2013 89 76 143 53 37% 76 2014 64 34 118 17 14,4% 33 2015 150 35 215 25 11,6% 35 2016 179 27 261 21 8% 27 Tổng cộng 534 197 734 137 92,6% 196

(Báo báo 5 năm của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Cư M’ Gar, tỉnh Đắk Lắk)

Cụ thể: trong 5 năm thực hiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,các cơ quan hành chính nhà nước của UBND huyện Cư M’gar đã tiếp nhận 534 lượt người, nhận 734 đơn thư, về tranh chấp, khiếu nại 197 đơn, có 137 vụ chiếm 92,6% thuộc thẩm quyền giải quyết 196 đơn. Năm 2012 cơ quan hành chính nhà nước của UBND huyện Cư M’gar đã tiếp nhận 52 lượt người nhận 97 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo . trong đó có 25 đơn tranh chấp, khiếu nại với 21 vụ đạt 21,6%, thuộc thẩm quyền giải quyết 25 đơn

Năm 2013 cơ quan hành chính nhà nước của UBND huyện Cư M’gar đã tiếp nhận 89 lượt người nhận 143 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Trong đó 76 đơn tranh chấp, khiếu nại với 53 vụ đạt 37%, thuộc thẩm quyền giải quyết 76 vụ

Năm 2014 cơ quan hành chính nhà nước của UBND huyện Cư M’gar đã tiếp nhận 64 lượt người nhận 118 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Trong

đó 34 đơn tranh chấp, khiếu nại với 17 vụ đạt 14,4%, thuộc thẩm quyền giải quyết 33 vụ

Năm 2015 cơ quan hành chính nhà nước của UBND huyện Cư M’gar đã tiếp nhận 150 lượt người nhận 215 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Trong đó 35 đơn tranh chấp, khiếu nại với 25 vụ đạt 11,6%, thuộc thẩm quyền giải quyết 35 vụ

Năm 2016 cơ quan hành chính nhà nước của UBND huyện Cư M’gar đã tiếp nhận 179 lượt người nhận 261 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Trong đó 27 đơn tranh chấp, khiếu nại với 21 vụ đạt 8%, thuộc thẩm quyền giải quyết 27 vụ

Bảng 2.2: Đơn tranh chấp đất đai Uỷ ban nhân dân huyện Cư M’gar tiếp nhận

Năm

Tiếp nhận Đơn tranh chấp đất đai

đòi đất cũ, đền bù, giải tỏa…thuộc thẩm quyền

phải giải quyết Tổng số đơn Đơn đủ điều kiện Đơn không thuộc thẩm quyền 2012 97 97 0 25 2013 143 143 0 76 2014 118 118 1 33 2015 215 102 0 35 2016 261 108 0 27 Tổng cộng 734 568 1 196

(Báo báo 5 năm của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Cư M’ Gar, tỉnh Đắk Lắk)

Trong những năm qua, công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Cư M’gar đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần đi vào nền nếp, giải quyết được một số lượng lớn các vụ việc, chất lượng giải quyết được nâng lên, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp,

gay gắt, kéo dài đã được Huyện Uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và các cấp các ngành trong huyện giải quyết dứt điểm, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã được khôi phục góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua.

Tuy nhiên, tình hình tranh chấp có liên quan đến đất đai hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là một vấn đề nhức nhối đang được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm đặc biệt. Do nhiều nguyên nhân, tình hình tranh chấp, khiếu nại của công dân trên địa bàn huyện diễn ra không bình thường, gia tăng cả về quy mô, số lượng và tính chất phức tạp, trong đó tranh chấp về đất đai chiếm số lượng rất lớn so với các tranh chấp khác. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, tình hình tranh chấp đông người, vượt cấp lên tỉnh, Trung ương có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, nhất là ở các nơi có tốc độ đô thị hoá cao, đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, ….Các đoàn tranh chấp với đông người tham gia tập trung chủ yếu ở một số địa phương như: Ea Kiết, Ea Pôk, Cư Dliê M’nông, Ea H’đing,…..có đoàn lên đến vài trăm người; một số đoàn tập trung đông người có tổ chức, đi xe mang theo băng rôn, khẩu hiệu, lợi dụng, lôi kéo những người thuộc đối tượng chính sách, người già, trẻ em...v.v ở lại nhiều ngày tập trung trước trụ sở các cơ quan Huyện uỷ, Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, tình hình tranh chấp của người sử dụng đất vẫn diễn ra gay gắt, phức tạp và có xu hướng gia tăng ở hầu hết các địa phương trong huyện, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng.

Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Huyện, Tỉnh, Trung ương thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến tranh chấp tập trung chủ yếu ở các

kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, huyện, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội, tình hình trên nếu không xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích quốc gia. Trong những người đi tranh chấp có những người tranh chấp đúng, mong muốn được pháp luật giải quyết công minh, nhưng cũng có một số người mặc dù việc tranh chấp đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng pháp luật, nhưng hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì cố chấp mà vẫn cố tình tranh chấp kéo dài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)