Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm, của cá nhân cán bộ, công chức với công tác giải quyết tranh chấp về đất đai là một yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, đường lối cụ thể trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai. Đồng thời, Đảng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng trong việc chấp hành đường lối, chủ trương đối với cơ quan hành chính nhà nước; khuyến khích những mặt tốt, tích cực; xử lý, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, những vi phạm trong lĩnh vực đất đai nói chung và lĩnh vực tranh chấp đất đai nói riêng. Ngoài ra, Đảng còn lãnh đạo bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của các Đảng viên trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai.
Như vậy, Đảng lãnh đạo toàn diện nhưng không áp đặt, không bao biện, làm thay chức năng của các cơ quan hành chính Nhà nước; đồng thời không coi nhẹ, buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng với tất cả các cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, mang tính định hướng cho các cơ quan nhà nước có thể hoạt động độc lập và đạt hiệu quả cao trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, thông qua các hoạt động của các cơ quan nhà nước mà các chủ trương, đường lối của Đảng được thực hiện trong toàn xã hội. Với tư cách là người, tổ chức Đảng không được trực tiếp nắm quyền lực nhà nước, mà “Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các cá nhân Đảng viên, được Đảng giới thiệu, được nhân dân bầu hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ trong cơ quan quyền lực nhà nước. Đây là một bộ phận của Đảng, có vị trí pháp luật ở ngay trong cơ cấu quyền lực nhà nước, được quyền trực tiếp sử dụng công cụ của bộ máy nhà nước, chính bộ phận này và thông qua Đảng mới có thể chi phối, điều khiển trực tiếp quyền lực nhà nước một cách hợp pháp. Qua đó, quyền lực chính trị của Đảng và quyền lực Nhà nước mới thống nhất, mới tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”.
Đối với tỉnh Uỷ tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản chỉ đạo, lãnh đạo đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thời gian vừa qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền có lúc, có nơi còn coi nhẹ công tác giải quyết tranh chấp của người sử dụng đất, chưa huy động được vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, chưa phát hiện giải quyết kịp thời các tranh chấp, kiến nghị liên quan đến đất đai, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, thiếu thống nhất, chỉ tập trung, chú trọng vào vấn đề phát triển kinh tế của địa phương, chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề xã hội phát sinh từ vấn đề thu hồi đất như: tái định cư, đời sống, việc làm, nghề nghiệp…., từ tình hình trên, để thực hiện đúng các chính sách, quy định của pháp luật về đất đai và
giải quyết phù hợp với chính sách pháp luật các tranh chấp, tranh chấp về đất đai thì tỉnh Ủy đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh ra quyết định, Chỉ thị về việc giải quyết tranh chấp đất đai. Các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được thi hành là những nguyên nhân làm cho công tác giải quyết tranh chấp của người sử dụng đất chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát hiện kịp thời những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất và có biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với từng trường hợp cụ thể, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Kịp thời xử lý đối với tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật đất đai, thu hồi những diện tích đã giao, cho thuê nhưng sử dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư không triển khai, triển khai không đúng tiến độ, chủ đầu tư không có năng lực thực hiện dự án. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất còn tồn đọng, kéo dài và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, chú trọng giải quyết các vụ khiếu nại đông người, những khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai; hạn chế tối đa tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn yêu cầu, khiếu nại, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng đất dẫn tới tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Đảm bảo pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm, không để tiêu cực và vi phạm.
Đối với Huyện ủy Cư M’gar; nhắm thực hiện tốt phương châm trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân , phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các mặt của đời sống xã hội. Nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, xử lý giải quyết các vấn đề còn tôn tại,
vướng mắc trong nhân dân nói chung, trong đó có tranh chấp đất đai chưa có giấy chứng nhận hoặc chưa có giấy tờ theo điều 100 của Luật đất đai năm 2013 giữa các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện nói riêng. Huyện Uỷ Cư M’gar đã bàn hành Quyết định về việc ban hành quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Bí thư, Phó bí thư các cấp Uỷ trong Huyện với nhân dân trên địa bàn huyện Cư M’gar trong nhiệm kỳ, xây dựng kế hoạch về việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy với nhân dân trên địa bàn huyện năm 2016. Qua đó hàng tháng trong năm 2016 Huyện ủy Cư M’gar có thống báo lịch tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân trên địa bàn, 1 lần trên 1 xã trong 1 tháng.
Quá trình tổ chức đối thoại có nhiều lãnh đạo của các bàn, ngành đoàn thể tham gia để có ý kiến trả lời cụ thể như: Một là, sau khi kết thúc buổi tiếp xúc, đối thoại, chậm nhất là 07 ngày làm việc, văn phòng cấp ủy hoặc cán bộ phụ trách văn phòng cấp ủy thông báo ý kiến kết luận của Bí thư, Phó bí thư cấp ủy, bảo đảm việc giải quyết các kiến nghị được giải quyết kịp thời, có hiệu quả của các ngành, các cấp có liên quan về những vấn đề bức xúc, nổi cộm chính đáng của nhân dân. Hai là, chậm nhất 30 ngày làm việc sau khi có thống báo kết luận của Bí thư, Phó bí thư cấp ủy, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết vụ việc cho tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có) và báo cáo với Bí thư, Phó bí thư cấp ủy. trường hợp những vụ việc cần có thêm thời gian để xác minh, làm rõ hoặc nội dung giải quyết phải tuân thủ các quy định của pháp luật thì cơ quan có trách nhiệm giải quyết cũng phải có văn bản trả lời cho nhân dân, tổ chức, cá nhân có liên quan biết về nội dung, yêu cầu, thời gian, trách nhiệm giải quyết và báo cáo với Bí thư, Phó bí thư các cấp.
Huyện ủy Cư M’gar đã xây dựng Nghị quyết về nhiệm vụ của năm 2016, đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ của năm 2015 và phương hướng
nhiệm vụ của năm 2016 trên địa bàn huyện, trong đó cần phải tập trung vào vấn đề cụ thể của địa phương; Công tác nội chính: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp; tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong giải quyết tin báo tố giác tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; bảo đảm truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân, đảm bảo kịp thời và theo luật định; tổ chức thanh tra theo kế hoạch và thanh tra chuyên đè; thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyề giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đảng ủy cơ quan chính quyền huyện Cư M’gar là đảng bộ trực thuộc của Huyện ủy Cư M’gar, được thành lập theo Quyết định số 2071-QĐ/HU, ngày 06 tháng 4 năm 2012 của abn thương vụ Huyện ủy Cư M’gar, căn cứ vào tình hình thực tế và Nghị quyết của Huyện ủy, Đảng ủy cơ quan chính quyền xây dựng Nghị quyết đánh giá hoạt động của Đảng ủy cơ quan chính quyền năm trước và đưa ra phương hướng hoạt động của năm tiếp theo, trên cơ sở đó có báo cáo hàng tháng, quý, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghi quyết.
Chi bộ nói chung, Chi bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường nói riêng là tổ chức cơ sở đảng có chức năng, xây dựng Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan đơn vị xây dựng nhiệm vụ chuyên môn, lãnh đạo đoàn thể. Chi bộ xây dựng Nghị quyết về nhiệm vụ trong năm, quá trình thực hiện Nghị quyết có đánh giá kết quả thực hiện của năm trước và đưa ra phương hướng thực hiện của năm tiếp theo, trong đó có báo cáo hàng tháng, quý, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Chi bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Nếu có sự việc tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện Cư M’gar, UBND đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu giải quyết thì quá trình giải quyết đó có sự lãnh đạo của Chi bộ P TN& MT.
Như vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện Cư M’gar, do P TN& MT tham mưu, nếu không có sự lãnh đạo của Huyện ủy, Đảng ủy cơ quan chính quyền, chi bộ P TN& MT bằng Nghị quyết, bằng kế hoạch tổ chức tiếp xúc đối thoại thì vụ việc khó mà giải quyết kịp thời, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Do đó vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai phải được cụ thể hoá phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong huyện bằng các Chỉ thị, Nghị quyết để chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân thực hiện quản lý, sử dụng đất đai theo đúng quan điểm của Đảng. Đảng viên ở từng cơ sở vừa phải nêu cao vai trò gương mẫu của mình, vừa phải phát hiện và đấu tranh kịp thời với những biểu hiện vi phạm pháp luật đất đai. Các cấp, các ngành trong huyện cần tập trung vào việc thực hiện tốt các nghị quyết của Huyện uỷ Cư M’gar đã đề ra.
3.2.3. Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị của huyện Cư M’gar về giải quyết tranh chấp đất đai