Bảo đảm trật tự xã hội, phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 91)

hội của huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk

Sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội hiện nay đòi hỏi nhiều yếu tố tổng hợp, trong đó môi trường ổn định về an ninh, trật tự có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Một quốc gia, một địa phương có môi trường an ninh, trật tự ổn định sẽ là yếu tố thuận lợi để thu hút các nguồn lực trong nước, ngoài nước đầu tư thực hiện các dự án, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Ngược lại, môi trường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định hoặc tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định thì sẽ rất khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội.

Tranh chấp đất đai khi người dân thấy quyền và nghĩa vụ của các bên chưa được bảo đảm, vì vậy giải quyết tranh chấp đất đai thể hiện tính dân chủ của một chế độ chính trị. Mặt khác, tranh chấp đất đai còn là một hiện tượng xã hội, phản ánh sự bất đồng của công dân, tổ chức đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, hay nói cách khác là hoạt động quản lý nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại là do công dân, tổ chức cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức khi thi hành công vụ trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Thực tiễn cho thấy công tác quản lý nhà nước có nhiều hạn chế, yếu kém chắc chắn khó tránh khỏi việc xâm hại đến

quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, từ đó phát sinh khiếu nại hành chính như là một hệ quả tất yếu.

3.1.2. Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 91)