Khái niệm chất lượng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm chất lượng công chức cấp xã

Chất lượng là một phạm trù phức tạp, có nhiều định nghĩa khác

32

Hiện nay, có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

Theo Juran - Giáo sư người Mỹ, “Chất lượng là sự phù hợp với

nhu cầu”.

Theo Giáo sư Crosby “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu

hay đặc tính nhất định”.

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có

nhiều quan niệm về chất lượng cũng không giống nhau.

Theo quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và

định nghĩa -TCVN 5814-1994 thì TCVN 5814-1994 trên cơ sở tiêu chuẩn

ISO-9000 định nghĩa “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực

thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.

Một quan niệm khác, gắn với đối tượng là con người, “chất

lượng” hiểu ở nghĩa chung nhất là “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của

một conngười, một sự vật, sự việc”.

Nói đến chất lượng là ta nói đến phẩm chất, giá trị của con người hay của một sự vật nào đó, là những cái có ích, là tính chất tốt đẹp của con người hay vật dụng, những phẩm chất đó đáp ứng đến đâu những yêu cầu đã được xác định. Khi nói đến chất lượng là chúng ta thường nghĩ ngay đến những cái tốt đẹp, để ta phân biệt với cái chất lượng xấu hoặc kém chất lượng. Như vậy, chất lượng là cái tạo nên bản chất sự vật, là thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có bên trong của mỗi con người hay sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật này khác với sự vật kia.

Chất lượng của cá nhân được hiểu là tổng hợp những phẩm chất

nhất định về sức khỏe, trí tuệ,chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, ý chí,năng

33

giá trị của chính bản thân con người đó thì một yếu tố nữa đó là sự đánh giá của xã hội. Hay nói cách khác, phẩm chất, giá trị đó có đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không. Và rõ ràng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội thi nhu cầu cũng có sự biến động khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu về nội hàm khái niệm chất lượng của công chức cấp xã ta phải xét dưới hai đặc tính:

Một là, là phẩm chất, giá trị của công chức cấp xã bao gồm kiến thức, năng lực, các kỹ năng, phẩm chất đạo đức. Đó là tổng hợp các yếu tố chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm làm việc, năng khiếu cá nhân, yếu tố tiềm năng hoặc thiên bẩm để nâng cao khả năng làm việc.

Hai là, trên cơ sở phẩm chất là khả năng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Ở khía cạnh này là sự đánh giá của xã hội nói chung và nhân dân địa phương nơi công chức công tác.

Bên cạnh đó, để có đánh giá một cách toàn diện, khi nghiên cứu chất lượng công chức cấp xã cần phải xác định trong mối tương quan

giữa số lượng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội

ngũ công chức trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có một số lượng, cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tính hợp lý được biểu hiện ở sự tinh giảm ở mức tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huy được hết năng lực, sở trường của mình, có thể đảm đương tốt công việc được giao, đảm bảo cho bộ máy vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao nhất. Một đội ngũ quá đông sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điều hành, gây ra sự dư thừa, lãng phí nhân lực và do đó thiếu sự thúc đẩy tích cực của mỗi cá nhân.

Tính hợp lý về số lượng biểu hiện ở sự cân đối và phù hợp với

điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu

34

đó là sự cân đối giữa các thành phần giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, thế hệ,… Sự hợp lý trong cơ cấu công chức sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ, sẽ tạo nên tính năng động, sự phối hợp

nhịp nhàng và hài hòa trong hoạt động.

Từ việc phân tích những quan niệm khác nhau trên đây có thể rút ra quan niệm như sau: Chất lượng công chức cấp xã là tổng hợp các tiêu chí về phẩm chất, kiến thức, năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao của công chức cấp xã.

Như vậy, nói tới chất lượng công chức cấp xã là nói tới phẩm

chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước; phẩm chất đạo đức; trình độ văn hóa, trình độ

chuyên môn, trình độ Lý luận chính trị, trình độ quản lý hành chính Nhà

nước, trình độ tin học và ngoại ngữ và năng lực của người công chức nó quy định mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người công chức xã trong quá trình thực thi công vụ của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)