Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 90 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, đội ngũ công chức cấp xã thành phố huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng còn bộc lộ một số hạn chế

sau:

Thứ nhất, về năng lực và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ. Do

hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng không đồng đều; nhận thức và tác phong còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung nên thiếu sự năng động sáng tạo, ngồi chờ giao việc. Đội ngũ công chức cấp

81

xã nhìn chung chưa được bồi dưỡng đầy đủ những kiến thức theo tiêu

chuẩn quy định, nhất là những kiến thức về quản lý Nhà nước, về pháp

luật, về kỹ năng và nghiệp vụ hành chính; công chức đạt chuẩn về ba mặt học vấn, chuyên môn nghiệp vụ còn thấp (mới chỉ đạt 63%). Một bộ phận công chức cấp xã chưa được đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ (nhất là Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự xã). Nhận thức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận

dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa

phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc. Không ít trường hợp chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm kỷ luật.

Thứ hai, công chức chuyên môn cấp xã của huyện chưa được bố trí sử dụng một cách ổn định, chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao, còn bất cập,

hẫng hụt về năng lực quản lý Nhà nước về xã hội, kinh tếthị trường, pháp

luật, hành chính, kỹ năng xử lý tình huống, cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn hạn chế.

Thứ ba, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức cấp xã chưa tốt, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần và thía độ phục vụ nhân dân chưa cao; tình trạng sách nhiễu nhân dân chưa được ngăn chặn một cách triệt để, gây nên sự trì trệ, trở ngại trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cấp xã. Hạn chế về khả năng tư duy, dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực

82

tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao.

Thứ tư, một bộ phận sa sút về phẩm chất, đạo đức lối sống; thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ không tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền hà cho nhân dân. Tình trạng tham nhũng, lãng phí ở một số địa phương tuy đã có các giải pháp ngăn ngừa, nhưng

hiệu quả còn thấp, có trường hợp phải xử ký trách nhiệm hình sự.

Những hạn chế như trên của công chức cấp xã ở huyện đang làm

trở ngại cho tiến trình đổi mới, làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả hoạt động công vụ của chính quyền cấp xã hiện nay. Vì vậy, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng, năng lực thực thi công vụ của công chức cấp

xã huyện Đam rông là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 90 - 92)