7. Kết cấu của luận văn
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức cấp xã
Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng tiến trình hội nhập quốc tế đặt ra một yêu cầu to lớn và cấp bách về xây dựng đội ngũ công chức cấp cơ sở nói chung và công chức cấp xã nói riêng có đủ phẩm chất và năng lực, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây
dựng đất nước trong thời kỳ mới. Vì vậy, nâng cao chất lượng công chức
cấp xã là tất yếu khách quan bởi các lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của chính quyền xã
Chính quyền cấp xã là cấp gần dân nhất, là nơi trực tiếp tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã tác động trực tiếp đến việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm cho sự ổn định và
phát triển của đất nước. Chính quyền cấp xã mạnh hay yếu, việc làm của
xã tốt hay không tốt, đúng hay sai đều tác động trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần, đến việc củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Công chức cấp xã là những người gần gũi với dân, hiểu được những nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng, thái độ của người dân, do đó công chức cấp xã có điều kiện thuận lợi trong việc thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phân cấp quản lý ngày càng tăng thẩm quyền cho cơ sở. Công
chức cấp xã ngày càng được giao nhiệm vụ nhiều hơn trong hoạt động
quản lý hành chính ở địa phương. Do đó, đòi hỏi phải nâng cao năng lực
50
Thứ hai, xuất phát từ đặc thù và yêu cầu quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã
Như trên đã phân tích, do tính chất đặc thù của cấp xã nên hoạt động của cấp xã phức tạp, đa đạng. Chính quyền cấp xã quản lý toàn diện
các hoạt động sản xuất, đời sống dân cư trên địa bàn xã. Chính vì vậy, tất
yếu phải nâng cao năng lực thực thi công chức cấp xã để chính quyền xã thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là trong quản lý thực hiện quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, hộ tịch, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, mang tính chuyên nghiệp
Sự thành thục trong kỹ năng là tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp, tính chuyên môn hóa của công chức cấp xã, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để giải quyết công việc đạt được năng suất và hiệu quả trong điều kiện môi trường luôn vận động, đổi mới. Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tiến tới xây dựng nền hành chính hiện
đại, mang tính chuyênnghiệp, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Thứ tư, nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã nhằm khắc phục những yếu kém hiện có của công chức cấp xã
Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ công chức cấp xã, nhưng thực tế hiện nay, đội ngũ này vẫn chưa có điều kiện rèn luyện những kỹ năng cần thiết, chưa được trang bị những phương pháp mới, đặc biệt là về quản
lý nhà nước, về pháp luật, kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính. Khắc phục
những yếu kém, đó là yêu cầu đặt ra trong quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp xã.
51