Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 92 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là:

Thứ nhất, cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với công chức cấp xã còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, đặc biệt là chưa có chính sách hợp lý để thu hút sinh viên mới ra trường tình nguyện về công tác ở cấp xã.

Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho công chức cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa thật sự chủ động, chủ yếu trên cơ sở có công văn từ cấp

trên hoặc từ các trung tâm đào đạo gửi thông báo tuyển sinh, căn cứ vào

thực trạng, nhu cầu của CBCC của đơn vị rồi mới lập danh sách đăng ký

đào tạo, bồi dưỡng. Số lượng cán bộ trẻ được cử đi đào tạo còn hạn chế,

83

mang tính đối phó là chủ yếu, học để lấy bằng cấp, chứng chỉ, chứ chưa

có mục đích rõ ràng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác. Các kỹ năng hành chính của công chức cấp xã chưa đồng đều, đặc biệt đối với số công chức trẻ như áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ còn nhiều hạn chế. Nhận thức của một bộ phận công chức cấp xã về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong bộ máy nhà nước chưa rõ ràng, chưa thấy rõ đòi hỏi về năng lực trong thực thi công vụ, từ đó chưa thực sự tích cực phấn đấu để vươn lên.

Thứ ba, tiền lương của công chức cấp xã hiện nay nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với thời giao lao động, sức lực, trí tuệ mà họ bỏ ra và trách nhiệm mà họ phải gánh chịu; chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu và không phải là nguồn thu nhập chính của hầu hết công chức cấp xã, do đó mức lương như hiện nay không còn có ý nghĩa khuyến khích, động viên công chức cấp xã tâm huyết với công việc. Công chức cấp xã ở huyện phần lớn đều sản xuất nông nghiệp, là lao động chính của gia đình, vì vậy có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc ở cơ quan là không tránh khỏi.

Thứ tư, chính quyền các xã chưa dự báo được nhu cầu công chức trong tương lai để chủ động tạo nguồn đưa đi đào tạo, bồi dưỡng để bổ

sung thay thế về lâu dài, nên khi công chức chuyên môn được bố trí công

việc khác thì không có nguồn thay thế kịp thời, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động công vụ tại cấp xã. Có địa phương công chức xã phần lớn

là con, cháu của lãnh đạo xã nên ỷlại, thiếu ý chí phấn đấu.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ ở cấp xã chưa được thực hiện thường xuyên nên nhiều vấn đề sai phạm của công chức cấp xã chưa được uốn nắn, khắc phục kịp thời, cũng như chưa kịp thời động viên, khen thưởng đối với những công chức hoạt động tích cực,

84

xuất sắc. Việc đánh giá công chức cấp xã chỉ mang tính hình thức, người làm tốt cũng như người chưa tích cực đến cuối năm đều được đánh giá như nhau. Điều đó làm cho công tác giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức đối với công chức cấp xã chỉ mang tính chung chung, khẩu hiệu, chưa có quy định ràng buộc rõ ràng.

Nhìn chung, chất lượng hiệu quả hoạt động công chức cấp xã ở huyện Đam Rông hiện nay chưa cao, nhiều công chức cấp xã còn yếu về

năng lực chuyên môn, kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước, cũng

như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ. Trong khi xu hướng phân cấp mạnh cho chính quyền cấp xã đang trở thành một yêu cầu tất yếu, do đó cần phải có đội ngũ công chức cấp xã đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt mới đảm đương được công việc, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của chính quyền cấp xã trong thời gian tới.

85

Tiểu kết Chương 2

Luận văn đã tập trung phân tích làm rõ thực trạng về chất lượng công chức công chức cấp xã của huyện Đam Rông theo nội dung của các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp xã tại Chương 1.

Trong các tiêu chí đó có những tiêu chí được đánh giá mang tính

định lượng như kiến thức, nhưng cũng có tiêu chí đánh giá chủ yếu dựa vào những tiêu chí mang tính định tính liên quan đến nhận thức và tinh thần, thái độ của công chức. Qua việc phân tích này, luận văn đã đánh giá về những kết quả đạt được là cơ bản; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này.

Những kết luận về thực trạng chất lượng công chức công chức cấp xã của huyện Đam Rông và cơ sở lý luận của nó ở Chương 1 sẽ là những luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông trong thời gian tới.

86

Chương 3

QUAN ĐIÊM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 92 - 96)