7. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp xã
1.2.2.1. Tiêu chí phẩm chấtchính trị.
Thứ nhất, phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Phẩm chất là giá trị và tính chất tốt đẹp của con người hay vật gì, cái làm nên giá trị của người hay của vật. Phẩm chất của công chức là những giá trị tốt đẹp của người công chức về ý thức tư tưởng, chính trị, văn hóa, đạo đức, tinh thần... Phẩm chất chính trị của người công chức thể hiện ở ý thức (về mặt tinh thần) và hành vi (về mặt thực tiễn) của mỗi
người công chức. Những phẩm chất này được hình thành và rèn luyện
trong quá trình học tập, tu dưỡng và trong thực tiễn công tác của mỗi người.
35
Phẩm chất chính trị của người công chức biểu hiện ở tư tưởng chính trị của mình, đặc biệt đối với các công chức là những quần chúng ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng, đó là sự giác ngộ lý tưởng
cộng sản, giác ngộ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, giác ngộ chủ trương, đường lối của Đảng, sự hiểu biết về chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ chỗ giác ngộ đó mà mỗi người công chức có ý thức, niềm tin và trung thành, với tư tưởng cộng
sản, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có tinh thần
đấu tranh và bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
Phẩm chất chính trị của người công chức xã được thể hiện qua cách ứng xử của người công chức trong hoạt động chính trị của mình, được thể hiện bằng lời nói và hành động của người đó. Đó chính là việc thực thi công vụ, thực hiện những nhiệm vụ, chức trách được giao của mỗi người công chức; là sự gương mẫu tham gia vào xây dựng, truyền bá, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; là sự tham gia vào các phong trào cách mạng của quần chúng; đấu tranh chống mọi biểu hiện sai trái làm tổn hại đến lợi ích của nhân
dân.
Trong giai đoạn hiện nay, phẩm chất chính trị của người công chức được đánh giá và thể hiện thông qua sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu và con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Đảng, dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đó là sự trung thành và
vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, thách thức mới để kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh
36
hiện nay, khi tình hình thế giới, trong nước đang có những diễn biến rất phức tạp, hơn lúc nào hết mỗi người công chức, mỗi người Đảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và kiên định. Kiên quyết đấu tranh,
phê phán những quan điểm sai trái, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, phẩm chất đạo đức
Đạo đức được hiểu là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội. Phẩm chất đạo đức của người công chức là những giá trị tốt đẹp của công chức về cách ứng xử trong mối quan hệ của họ với người khác, với tập thể, với nhân dân và xã hội. Phẩm
chất đạo đức của người công chức là khả năng nhận thức và tự giác thực
hiện những hành vi phù hợp với giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc; là quan niệm một cách đúng đắn về cái tốt, cái xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc và công bằng xã hội.
Các chuẩn mực về đạo đức của nguời công chức hiện nay là: Tuyệt đối trung thành với Đảng; ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu, chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước; trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên
hết; người công chức phải hòa mình với nhân dân thành một khối, tin
nhân dân, hiểu nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; có lối sống lành
mạnh, yêu thương, quý trọng con người; cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư; giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục, khiêm tốn, thật thà, đoàn kết, không quan liêu, tham nhũng, chống lãng phí. Đó là những phẩm chất đạo đức không thể thiếu của mỗi người công chức trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
37
1.2.2.2. Tiêu chí năng lực.
Năng lực là một khái niệm rộng, nó là tổng hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả. Năng lực
được hình thành một phần trên cơ sở tư chất tự nhiên của mỗi cá nhân,
một phần là qua quá trình đào tạo, giáo dục, qua hoạt động thực tiễn cũng như quá trình tự rèn luyện của cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, mà
phần lớn do công tác, do luyện tập mà có”. Năng lực được phát triển
trong quá trình hoạt động thực tiễn, người lười biếng, trốn tránh lao động
thì năng lực không thể phát triển được. Lênin đã nói: “Chỉ dựa vào tinh
thần xung kích phấn khởi và nhiệt tình không thôi, thì không thể làm được gì cả” và cũng khẳng định “Lòng trung thành được kết hợp với năng lực hiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về tổ chức thì chỉ có lòng trung thành đó mới có thể rèn luyện ra tổ chức lớn”.
Năng lực của công chức xã trước hết là năng lực định hướng
chính trị, là khả năng chuyển hóa các chủ trương, đường lối, Nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện và đi vào cuộc sống, thành phong trào của quần chúng, thành lợi ích thực tế của nhân dân; năng lực vận dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể và khả năng có những phản ứng, những phương án linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu quản lý. Năng lực của công chức cấp xã còn thể hiện ở khả năng biết tập hợp, lôi cuốn mọi người, biết thấu cảm tâm tư nguyện vọng của quần chúng, biết tổ chức, vận động quần chúng để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Năng lực của công chức cấp xã là năng lực toàn diện, tổng hợp và luôn thể hiện bằng hiệu quả thực tế của công việc.
38
Công chức xã phải thật sự thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin...để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước một cách khôn khéo, minh bạch, đúng pháp luật và hợp lòng
dân; phải có sự đam mê, yêu nghề, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh
nghiệm, có khả năng thu thập thông tin, chọn lọc thông tin, khả năng
quyết định đúng đắn, kịp thời. Do vậy, công chức xã vừa phải có tri thức,
hiểu biết và trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Lý luận
chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, đồng thời phải có năng lực tổ chức
thực hiện.
1.2.2.3.Tiêu chí kiến thức
Kiến thức con người nói chung được đánh giá qua nhiều tiêu chí, trong đó những tiêu chí có thể lượng hóa và cũng có những tiêu chí không thể lượng hóa. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản được sử dụng phổ biến để đánh giá kiến thức của công chức:
Thứ nhất, trình độ học vấn
Là chương trình giáo dục quốc dân mà công chức đã được trang bị. Nó là tổng thể những kiến thức về tự nhiên, xã hội và tư duy để từ đó hình thành nên kiến thức chuyên môn và nhân cách của người công chức. Trình độ học vấn được đánh giá bằng số năm thực tế mà công chức được
học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, cũng cần phải chú
trọng một cách thức đánh giá rất quan trọng là trình độ thực tế của công chức, vì trong nhiều trường hợp trình độ học vấn và bằng cấp không tương xứng nhau.
Trình độ học vấn được phản ánh không chỉ thông qua bằng cấp của hệ thống giáo dục phổ thông mà công chức có được mà nó còn được phản ánh sinh động bằng chất lượng thực sự mà công chức lĩnh hội được để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và công tác tại cơ sở. Theo quy định
39
của Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ và
Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ thì yêu
cầu về học vấn phải tốt nghiệp trung học phổ thông; riêng đối với các xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu vực miền núi, biên
giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn thì phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Tiêu
chuẩn này do UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương
mình ban hành cho phù hợp với từng đối tượng công chức.
Thứ hai, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Được phản ánh thông qua kiến thức chuyên môn mà công chức
được trang bị. Đó là sản phẩm của đào tạo, là kết quả của quá trình trang
bị và nâng cao kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp của công chức. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng được phản ánh thông qua 2 khía cạnh:
Một là, bằng cấp chuyên môn mà công chức có, được tính từ chứng chỉ nghề, sơ cấp về chuyên môn, nghiệp vụ trở lên.
Hai là, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức chuyên môn vào trong thực tế công tác, phát huy được hiệu quả, mang lại giá trị thực tế. Đây chính là một khâu còn rất nhiều hạn chế của công chức cấp xã. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc đánh giá công chức theo bằng cấp chuyên môn và bằng cấp là một tiêu chí quan trọng để tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Cách thức đánh giá và sử dụng công chức như thế đã quá lạc hậu, nó không thể thích nghi với một nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại, nơi mà tất cả đều được đánh giá bằng kết quả thực tế chứ không phải ở bằng cấp. Dù thế việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức cấp xã hiện nay vẫn phụ thuộc
40
Theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày
05/12/2011 của Chính phủ quy định về công chức xã, phường, thị trấn và
Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức
xã, phường, thị trấn thì công chức cấp xã phải có trình độ từ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh được đảm nhiệm. Đối với các xã đã được cơ
quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu vực miền núi, biên giới, vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn thì phải tốt nghiệp từ sơ cấp chuyên môn trở lên. Tiêu
chuẩn này do UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương
mình ban hành cho phù hợp.
Riêng đối với công chức là Trưởng Công an xã thì theo Pháp
lệnh Công an xã 2008 và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công
an xã không quy định bắt buộc về trình độ chuyên môn của Trưởng Công
an xã mà quy định Trưởng Công an xã phải là người đã học xong chương trình trung học phổ thông trở lên (có bằng tốt nghiệp hoặc có giấy chứng nhận đã học hết chương trình trung học phổ thông do cơ quan có thẩm quyền cấp) và đã được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an tỉnh hoặc các trường Trung học Cảnh sát nhân dân, Trung học An ninh nhân dân.
Đối với xã miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đối tượng
tuyển chọn có đủ tiêu chuẩn học vấn theo quy định thì trình độ học vấn
của Trưởng Công an xã có thể thấp hơn nhưng cũng phải là người đã học xong chương trình tiểu học trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an tỉnh
41
hoặc trường Trung học Cảnh sát nhân dân, Trung học An ninh nhân dân. Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự xã, theo quy định của Luật dân quân tự vệ 2009, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã phải được đào tạo đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên.
Thứ ba, trình độ Lý luận chính trị
Được hiểu là khả năng tư duy LLCT của công chức. Nó phản
ánh nhận thức thế giới quan của công chức về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó cũng phản ánh sự nhận thức đúng
đắn của công chức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cũng giống như
trình độ học vấn, trình độ LLCT được phản ánh đồng thời thông qua 2
khía cạnh:
Một là, đó là chương trình LLCT mà công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Hai là, đó là khả năng tư duy lý luận thực tế của công chức. Có nghĩa là chất lượng lý luận thực sự của công chức, là khả năng thực tế của công chức cấp xã trong việc vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng vấn đề, từng
nhiệm vụ cụ thể tại địa phương, giải quyết một cách có cơ sở khoa học,
chính xác, mang lại hiệu quả cao. Theo quy định, công chức cấp xã phải
đạt trìnhđộ Lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên.
Thứ tư, trình độ quản lý Nhà nước
Trình độ QLNN là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng của công
chức về nhà nước, pháp luật, quản lý hành chính Nhà nước và khả năng
42
vào trong thực tiễn công tác. Nó được hình thành chủ yếu khi công chức được tuyển dụng và bước vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Đối với công chức cấp xã, do mỗi vị trí chức danh đều có những đặc thù riêng,
nên việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn rất cần đến kiến thức QLNN
theo một mối quan hệ cơ hữu với nhau: trình độ chuyên môn tương ứng
với vị trí đảm nhận + kiến thức QLNN. Có như thế những kiến thức
chuyên môn của công chức khi được áp dụng trong QLNN ở cơ sở mới
mang lại kết quả thực tế, đúng với quy định.
Kiến thức QLNN của công chức cấp xã được hình thành chủ yếu
thông qua bồi dưỡng ở các ngạch cán sự, chuyên viên và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo vị trí chức danh. Do đặc thù hình thành công chức cấp xã ở các địa phương nên một bộ phận lớn công chức cấp xã chưa
được trang bị kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước mà thực tế họ
phát triển nghề nghiệp chủ yếu thông qua sự tự rèn luyện và trưởng thành
nhờ tích lũy kinh nghiệm. Điều nàydễ dẫn đến những hiện tượng tiêu cực
như kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc sự quản lý không đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự quản lý hành chính tùy tiện, thiếu thống nhất và vi phạm