Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 104 - 131)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh

Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng, từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu quả công việc của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật xã hội

chủ nghĩa. Một trong số những giải pháp trọng tâm là xây dựng, nâng cao

chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thực thi công vụ có chất lượng và

hiệu quả.

Đội ngũ công chức cấp xã chính là hạt nhân, có vị trí, vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ phát triển

KT-XH ở địa phương. Công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, là nền tảng ở cơ sở. Địa phương mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ công chức xã. Công chức cấp xã góp phần quyết định sự thành bại của chủ trương đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, do đó, đầu tư xây dựng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã có phẩm chất, đạo đức, có năng lực thực thi công vụ là nhiệm vụ bức thiết của cấp ủy chính quyền các cấp. Với tầm quan trọng đó, dựa

95

vào điều kiện cụ thể của huyện Đam Rông, một số giải pháp được đề xuất

để nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố như sau:

3.2.1. Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu về phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức

Trong những năm qua tỉnh Lâm Đồng và huyện Đam Rông đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến lề lối; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính,

giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống; kiên quyết chống hành vi quan liêu

tham nhũng, lãng phí tiêu cực, thiếu trách nhiệm nhũng nhiễu nhân dân của công chức. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông vẫn chưa thực sự chuyển biến tốt theo hướng phục vụ nhân dân, kỷ luật, kỷ cương hành chính vẫn còn chưa nghiêm; tác phong lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và một bộ phận công chức chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong tình hình mới.

Để góp phần nâng cao đạo đức công vụ của công chức cấp xã huyện Đam Rông thiết thực và hiệu quả, cần xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực nhằm cụ thể hóa nguyên tắc đạo đức công vụ. Công chức cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực, chịu học, biết học và học có hiệu quả; luôn bám sát thực tiễn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời kiên trì tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng công tác, rèn luyện bản lĩnh và năng lực lãnh đạo, quản lý, khả năng hợp tác, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm; kiên quyết và kiên trì trong cuộc đấu tranh chống lại dốt nát, nghèo đói, thói hư, tật xấu, nhất là sự lười biếng, đố kỵ, lối sống buông thả và sa đọa. Đồng thời, thường xuyên giáo dục và nêu cao tinh thần tự tu dưỡng đạo đức công vụ, đạo đức cá nhân: Giáo dục đạo đức

96

công vụ là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn, tỉ mỉ và phức tạp, vừa

cấp bách vừa lâu dài, phải thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức trong thực tiễn hoạt động công vụ và trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là một quá trình giáo dục tổng hợp bao gồm giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp, ý thức lao động, kỹ năng lao động nghề nghiệp, giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng, tình thương yêu con

người… Đặc biệt, chú trọng mối quan hệ mật thiết giữa quy phạm pháp

luật và các quy phạm đạo đức. Ở chừng mực nào đó, cần thiết phải thể chế hóa những quy phạm, nguyên tắc đạo đức thành những quy phạm pháp luật. Mặt khác, coi việc xử lý nghiêm, kịp thời và công bằng những sai phạm của công chức có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật.

Bên cạnh đó, một mặt giáo dục đạo đức là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, là sự thức tỉnh tự phán xử và làm cho lương tâm trong sạch. Mục tiêu của việc giáo dục đạo đức là quá trình biến nhận thức cái tất yếu thành cái tự do, biến ý thức nghĩa vụ thành tình cảm, thành niềm tin vững chắc, thành sự thôi thúc bên trong, hình thành ý thức cái cần phải làm để khỏi xấu hổ trước người khác và trước bản thân. Thông qua hoạt động công vụ, phục vụ nhân dân, công chức không chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình là cống hiến cho xã hội mà còn phát triển làm phong phú bản thân, tạo ra điều hiện cơ bản để đạt được hạnh phúc.

Rèn luyện đạo đức là một quá trình khó khăn, lâu dài. Mặt khác, kiên

quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của công chức có hành vi vi phạm đạo đức công vụ. Với những hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân. Đặc biệt, các trường hợp tái phạm có tổ chức, có tình tiết

97

nghiêm trọng cần phải được xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời và

công bằng nhằm góp phần giáo dục và răn đe công chức, đồng thời củng

cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật. Thực hiện nghiêm

chế độ tự phê bình và phê bình nhằm đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, ngăn ngừa, hạn chế sa sút, suy thoái đạo đức.

Ngoài ra, cần tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho tiếp nhận, xử lý công việc của công dân; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết, công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về trình tự, thủ tục hành chính nhằm tránh tình trạng công chức lợi dụng kẽ hở từ những quy định của pháp luật và vận dụng tùy tiện trong giải quyết công việc.

Nâng cao đạo đức công vụ là một đòi hỏi tất yếu và để thực hiện được cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của người công chức, vừa có cơ chế tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển và vừa ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo đức. Bồi dưỡng, nâng cao đạo đức công vụ, trước hết là trách nhiệm,

nghĩa vụ của mỗi công chức, đây cũng là kết quả từ nỗ lực chung của các

cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và của toàn xã hội.

Hiện nay, tham nhũng, tiêu cực đã trở thành điều nhức nhối trong đời sống xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giảm hiệu lực của cơ quan Nhà nước các cấp trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội; là lực cản lớn của quá trình đổi mới xây dựng đất nước, mảnh đất tốt gieo mầm cho các thế lực thù địch lợi

dụng để phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta. Để chống

tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ công chức nhất là công chức cấp xã là công việc cấp bách và cần tập trung vào một số nhiệm vụ như thực hiện

98

nghiêm túc kết luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 khoá IX; Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII; Nghị

quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng

hiện nay”. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng, đấu tranh

chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời phải thường xuyên coi trọng công

tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đối với công chức; tổ chức học tập quán triệt xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Luật Chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm; duy trì thành nề nếp việc học tập đạo

đức, tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục cho công chức chính quyền cấp

xã noi theo tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của Chủ tịch

Hồ Chí Minh.

Tiếp tục duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng sinh hoạt tự phê và phê bình trong công chức cấp xã. Thực hiện nghiêm chế độ nhận xét, đánh giá đối với công chức, đặc biệt là khâu thông báo công khai đối với công chức về những ưu, khuyết điểm của công chức để họ có kế hoạch phấn đấu. Đồng thời, cần bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý công sản, xây dựng cơ

bản,… không tạo kẽ hở cho phần tử xấu lợi dụng. Xóa bỏ các thủ tục

hành chính phiền hà nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham

nhũng. Duy trì thành nề nếp việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm

tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, sử dụng tài sản

công.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt chế độ kê khai tài sản công chức theo

quy định; chế độ công khai hóa hoạt động công vụ, nhất là trong các công

việc quan hệ với công dân, trong các lĩnh vực liên quan đến những vấn đề nhạy cảm được xã hội quan tâm như chính sách cán bộ, công chức, quản

99

lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản và tài chính, ngân sách,… Thực hiện

tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng và giám sát mọi hoạt động, sinh hoạt của công chức cấp xã. Bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Xử lý nghiêm khắc, thích đáng những công chức cấp xã thoái hóa, biến chất.

3.2.2. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng công chức cấp xã

Tuyển dụng công chức nói chung và công chức cấp xã là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng công chức sau này. Đây là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và rất dễ xảy ra tiêu cực.

Trong thời gian qua, công tác tuyển dụng đã có nhiều đổi mới

tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định, vì vậy để nâng cao chất lượng thực thi công vụ của công chức cấp xã, công tác tuyển dụng cần phải được thực hiện một số hoạt động sau:

Đổi mới nội dung và cách thức thi tuyển công chức:

Nội dung thi tuyển công chức cấp xã phải gắn với chuyên ngành của vị trí dự tuyển để khảo sát được trình độ và các kỹ năng của thí sinh, đảm bảo thí sinh có thể thực hiện ngay công việc ở vị trí tuyển dụng; kỹ năng soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước; kỹ năng ứng dựng công nghệ thông tin.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp thi tuyển trắc nghiệm kiến thức chung qua máy tính nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo khách quan, công bằng và góp phần phòng chống tiêu cực trong thi tuyển công chức.

Đảm bảo công tác tuyển dụng công chức xã được diễn ra theo

hướng dân chủ, công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh. Căn cứ vào yêu

100

cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức cấp xã theo

từng chức danh được UBND huyện giao (trên cơ sở quyết định giao chỉ

tiêu của UBND tỉnh), UBND các xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch

tuyển dụng công chức cấp xã hằng năm theo từng chức danh, báo cáo

UBND huyện để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng. UBND huyện tổ chức thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết

công khai tại trụ sở làm việc của UBND huyện, phòng Nội vụ, UBND xã

về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng và chính sách thu hút người giỏi về công tác ở xã, thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được biết tham gia tuyển dụng và giám

sát việc thực hiện công tác tuyển dụng.

3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Như đã đề cập ở Chương 1, đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, đó là nền tảng, là tiền đề quan trọng để công chức cấp xã thực thi công vụ một cách có hiệu quả. Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông tại chương 2 cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực thi công vụ của công chức, trong đó đã phân tích và làm rõ những tồn tại, hạn chế bắt nguồn từ công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã của thành phố hiện nay là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực của công chức cấp xã. Đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực công chức cấp xã của huyện hiện nay. Vì vậy, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã cần tập trung vào những nội dung sau:

101

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã phải gắn với yêu cầu của vị trí công tác và định hướng quy hoạch cán bộ dài hạn

Đào tạo, bồi dưỡng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực của công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, thấm nhuần chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta từ trước tới nay luôn coi trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (nói chung) và nhờ có đội ngũ cán bộ, công chức được huấn luyện, đào tạo, chuẩn bị tốt nên trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi có ý nghĩa to lớn.

Bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, Đảng ta chỉ rõ:

“Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt” và phải “dành kinh phí thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ cơ sở”. Việc đào tạo, bồi dưỡng công

chức cấp xã huyện Đam Rông hiện nay cần tập trung vào một số nội dung vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài đó là:

Đối với công tác đào tạo, công chức lớn tuổi không có trình độ

chuyên môn, không có nhu cầu đào tạo thì giải quyết chế độ thôi việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc về hưu trước tuổi theo quy định để tuyển dụng công chức đã chuẩn hóa về trình độ.

Những công chức có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn, đã tham gia công tác nhiều năm và có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sự gắn bó tâm huyết với cơ sở, còn thời gian tham gia công tác dài thì tạo điều kiện để công chức được tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp để đạt chuẩn theo quy định.

Những công chức đã có trình độ chuyên môn là bậc trung cấp,

102

cầu nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác thì đưa đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn bằng các lớp đại học hệ

vừa học vừa làm. Việc cử công chức đi đào tạo phải đảm bảo đúng

chuyên ngành, phù hợp với vị trí mà công chức đang đảm nhận và cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 104 - 131)