7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng có thể đánh giá về những kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất, cơ bản đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao về
chất lượng, trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí chức danh công tác. Trong thực tế công tác, đã phát huy được trình độ chuyên môn, thể hiện được năng lực, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra tại địa phương, là tác
nhân quan trọng góp phần đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
79
Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an
ninh, xây dựng Đảng về hệ thống chính trị của địa phương vững mạnh.
Thứ hai, phần lớn công chức cấp xã hiện đang công tác đều có
bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn từng bước được nâng lên; kết quả giải quyết công việc cho
nhân dân được nhanh hơn; nhiều lĩnh vực, hồ sơ giải quyết trong buổi
hoặc trong ngày như tư pháp - hộ tích, chứng thực… đã giảm phiền hà
cho nhân dân, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tại cơ sở.
Thứ ba, về chuyên môn nghiệp vụ, một số chức danh đã có phần lớn công chức có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công tác, một số vị trí chức đã đạt chuẩn theo quy định. Nhờ đó việc thực thi công vụ đã phát huy được năng lực chuyên môn, sở trường công tác, một bộ phận công chức cấp xã đã đáp ứng tốt yêu cầu công tác tại địa phương. Đối với những công chức cấp xã chưa có trình độ chuyên môn hoặc có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với chức danh đang đảm nhận thì đều đã và đang tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn từ bậc trung cấp trở lên. Một số công chức đã chủ động tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành để phục vụ cho công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng được tăng cường, trong đó bước đầu đã chú trọng đến bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sát với yêu cầu công tác của công chức tại cơ sở.
Thứ tư, trong thực thi công vụ một bộ phận khá lớn công chức cấp xã của huyện đã phát huy được trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phục vụ đạt yêu cầu, nhiệm vụ tại địa phương. Những kỹ năng chủ yếu như soạn thảo văn bản, xây dựng và triển khai chương trình kế
80
hoạch công tác, phối hợp trong công tác, kỹ năng thuyết trình và giải trình, tác nghiệp chuyên môn đều được nâng cao một bước. Trong đào
tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã đã chú trọng đến việc đào tạo, rèn luyện
nâng cao các kỹ năng cần thiết cho từng chức danh công chức, chú trọng đến kỹ năng thực hành, kinh nghiệm thực tiễn, hạn chế việc đào tạo, bồi dưỡng mang tính đại trà, nặng về lý luận, không có trọng tâm, trọng điểm.
Thứ năm, việc đánh giá, bố trí, sử dụng công chức cấp xã được tiến hành thường xuyên, về cơ bản đã đảm bảo nguyên tắc, yêu cầu công tác. Nhờ những ưu điểm cơ bản như đã phân tích ở trên, năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã huyện Đam Rông đã có sự chuyển biến khá rõ rệt, cụ thể là tinh thần trách nhiệm với việc thực hiện nhiệm vụ được nâng cao, thái độ phục vụ nhân dân được chu đáo hơn; số lượng đảm bảo đủ các vị trí công tác; trình độ chuyên môn được nâng lên một
bước và từng bước được chuẩn hóa đúng vị trí chức danh, đúng chuyên
môn đào tạo; kỹ năng tác nghiệp chuyên môn trong thực thi công vụ, phục vụ nhân dân có bước chuyển biến tích cực, hiệu quả. Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền xã.