Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Yếu tố chủ quan

1.4.2.1. Định hướng giá trị của cá nhân

Định hướng giá trị của cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao năng lực của con người nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Đó là những vấn đề liên quan đến sự phù hợp về sở thích, sở trường, nguyện vọng cá nhân đối với công việc. Nếu đó là người yêu thích công việc, người có ý thức trách nhiệm thì khả năng thực hiện công việc đạt chất lượng cao hơn.

Định hướng giá trị của cá nhân có vị trí, vai trò rất quan trọng, nó

“dẫn dắt” công chức phấn đấu trở thành những “công bộc” thực sự của nhân dân, là động lực để công chức bộc lộ hết năng lực của bản thân để phục vụ nhân dân. Tuy nhiên nếu định hướng giá trị của cá nhân sa vào thực dụng, ích kỷ, vụ lợi thì sẽ có tác dụng ngược lại, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực thi công vụ của công chức.

1.4.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn của công chức cấp xã

Năng lực của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn, sự tích cực trong các hoạt động thực tiễn đó. Năng lực của người công chức cũng vậy, những kinh nghiệm mà họ đã trải qua là những bài học thực tiễn trong công việc của họ. Nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn công chức rất khó có thể giải quyết nhanh chóng, chính xác những tình huống quản lý hành chính Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm có thế có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc làm.

Kinh nghiệm là hoạt động thực tiễn, được đánh giá bằng thời

gian và công việc mà cá nhân đã trải nghiệm, bao gồm sự hiểu biết chung

của cá nhân về con người và xã hội, về hành vi ứng xử, về lối sống, đặc biệt là những kinh nghiệm xử lý, tiến hành những gì liên quan đến công

58

việc của mình. Điều này lý giải lý do tại sao có nhiều người khi trúng tuyển công chức lại khó có thể đảm nhận được vị trí, vai trò của mình. Việc học trong trường lớp hiện nay chủ yếu trang bị cho sinh viên những tư duy lý luận và những lý thuyết mà rất thiếu kỹ năng thực hành, do đó khi một người được tuyển dụng làm công chức cấp xã họ gần như chưa hiểu biết mình bắt đầu từ đâu và như thế nào nên dễ dẫn đến họ làm việc theo sự vụ, không phát huy được những kiến thức đã được trang bị. Kinh nghiệm còn phản ánh sự trưởng thành của công chức trong đường chức

nghiệp của mình. Kinh nghiệm cũng có những mặt ưu điểm và hạn chế

của nó.

Kinh nghiệm là kết quả của sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả công tác nhưng kinh nghiệm nếu không có sự định hướng bởi giá trị và tư duy khoa học sẽ dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm, bảo thủ.

59

Tiểu kết chương 1

Công chức cấp xã có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong quản

lý hành chính Nhà nước của chính quyền xã. Công chức cấp xã vừa là những người tham mưu, giúp việc cho chính quyền xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cơ sở, vừa trực tiếp tiếp xúc với nhân dân để giải quyết những công việc hàng ngày liên quan đến thủ tục hành chính ở cơ sở. Bên cạnh đó, công chức cấp xã còn là những người trực tiếp đưa đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào trong thực

tiễn của đời sống nhân dân. Do đó, cùng với cán bộ chính quyền, họ là

hình ảnh thu nhỏ của nền hành chính trong quan hệ với nhân dân.

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng công chức cấp xã thông qua việc làm rõ khái niệm chất lượng công chức cấp xã; luận giải sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức cấp xã; xác định tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp xã và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã.

Những nội dung về lý luận về chất lượng công chức cấp xã được đề cập trong Chương 1 là luận cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tại Chương 2.

60

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Khái quát về huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng

2.1.1. Lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên

Đam Rông là huyện miền núi, nằm về hướng Tây Bắc của tỉnh

Lâm Đồng, trên trục đường Quốc lộ 27 từ Lâm Đồng đi Đắk Lắk với tổng

diện tích tự nhiên là 86.090 ha, trong đó đa số là diện tích đất Lâm nghiệp với 66.909 ha, chiếm 77,1% diện tích tự nhiên.

Huyện Đam Rông được thành lập theo Nghị định số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

189/2004/NĐ-CP ngày 17/11/2004 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách

05 xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lâm Hà và 03 xã của huyện Lạc

Dương. Trong bối cảnh buổi đầu mới thành lập, điều kiện kinh tế - xã hội

của huyện hết sức khó khăn: cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 73,19%, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 2,6 triệu đồng/người/năm, trình độ dân trí và trình độ canh tác lạc hậu; trong khi đó đội ngũ cán bộ về đảm nhận công tác được tập hợp từ nhiều nguồn, vừa thiếu, vừa chưa am hiểu hết tình hình thực tế tại địa phương, điều kiện làm việc và ăn ở hết sức khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên và

tập trung của Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh, sự giúp đỡ tận tình của các

cơ quan tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự quyết tâm, đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện nhà đã

giúp huyện sớm vượt qua khó khăn và từng bước đi lên phát triển. Đến

nay, sau 10 năm hình thành và xây dựng, huyện Đam Rông đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào, diện mạo của huyện đã có sự thay đổi rõ nét,

61

Huyện Đam Rông có 8 xã: Đạ Knàng, Đạ Long, Đạ M'rong, Đạ

Rsal, Đạ Tông, Liêng S’rôhn, Phi Liêng, Rô Men

2.1.2 Khái quát về kinh tế - xã hội

Tổng dân số của toàn huyện đến nay là 11.964 hộ với 47.069

nhân khẩu, trong đó hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số với 8.787

hộ/35.018 nhân khẩu (chiếm 74,4% dân số của toàn huyện) chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên và một số đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh Miền núi phía Bắc đến sinh sống, như: Tày,

Nùng, Dao. Mường, Thái, Hoa và H’Mông tạo nên cộng đồng với trên 20

thành phần dân tộc chung sống, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển.

Trên địa bàn huyện, cộng đồng các dân tộc sinh hoạt tín ngưỡng theo 04 nhóm tôn giáo với 34.492 tín đồ/21 chức sắc; trong đó: đạo Thiên

chúa giáo có 19.885 tín đồ/07 chức sắc với 02 nhà thờ và 04 giáo điểm

công giáo; đạo Phật giáo có 1.639 phật tử/02 chức sắc, với 02 chùa thờ tự; đạo Tin Lành có 12.905 Tín hữu/12 chức sắc với 01 cơ sở thờ tự và

đạo Cao Đài là có 63 tín đồ. Hầu hết các tín ngưỡng trên địa bàn huyện

sinh hoạt chấp hàng theo đúng pháp luật, hoạt động đúng theo khuôn khổ, nề nếp và thực hiện theo phương châm tốt đời đẹp đạo.

Là huyện thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 1049/QĐ-

TTg, ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với 08 đơn vị hành chính xã và 56 thôn, trong đó còn 07 xã thuộc diện xã khu vực III, 01 xã khu vực II và 38 thôn thuộc diện thôn đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, thực hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ vào vùng dân tộc thiểu số, bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó đáng kể nhất là chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

62

Kết quả qua 05 năm (2011-2015) đầu tư phát triển diện mạo

vùng dân tộc thiểu số của huyện đã có nhiều thay đổi; đời sống về vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện nâng cao, nhất là tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 7,5% trong đó tỷ lệ hộ nghèo người đồng

bào dân tộc thiểu số giảm còn 11% (theo chuẩn nghèo cũ). Tình hinh an

ninh, chính trị, trật tự xã hội luôn được ổn định và giữ vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hiệu quả, tích cực đã đạt được, nhìn chung tình hình phát triển vùng dân tộc thiểu số của huyện vẫn còn chậm; nhiều vấn đề bức xúc về nước sinh hoạt, đất sản xuất, tình trạng dân di cư tụ do vẫn chưa được đảm bảo và giải quyết dứt điểm; tỷ lệ hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghèo sau khi rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều còn cao, chiếm 37,11%

trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 55,4%.

Tình hình an ninh, chính trị tuy được giữ vững, nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn định...

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng công chức cấp xã trên

địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng hiện nay

2.2.1. Khái quát về công chức cấp xã huyện Đam Rông

Huyện Đam Rông hiện có 8 đơn vị hành chính cấp xã, với tổng số cán bộ, công chức cấp xã tính đến tháng 10/2016 là 188 người, cụ thể:

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Sơ cấp và chưa qua đào tạo 3 người chiếm tỷ lệ 3,12%; trung cấp 47 người chiếm tỷ lệ 49%; cao đẳng 8 người chiếm tỷ lệ 8,33 %, đại học 38 người chiếm tỷ lệ 39,6%.

+ Lý luận chính trị: Sơ cấp và chưa qua đào tạo 63 người chiếm

63

+ Độ tuổi: dưới 30 chiếm tỷ lệ 32,29%; từ 30 đến 45 chiếm tỷ lệ 57,29%; từ 45 đến 51 chiếm tỷ lệ 10,41% ; từ 51 đến 60 chiếm tỷ lệ

4,06%.

2.2.2. Về phẩm chất của công chức cấp xãhuyện Đam Rông

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với mục tiêu chiến lược là độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, văn minh cũng phải bắt nguồn từ cơ sở và động lực để thực hiện được mục tiêu trên trước hết là từ đội ngũ công chức cấp xã. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải có một đội ngũ công chức cấp xã vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Công chức cấp xã huyện Đam Rông phần nhiều là Đảng viên

(61/96) nên việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác ngày càng có hiệu quả và có nhiều thuận lợi. Tỉnh và huyện không ngừng chăm lo xây

dựng đội ngũ đảng viên công tác tại cơ sở trong sạch vững mạnh, tăng

cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên.

Hiện nay, công chức cấp xã huyện Đam Rông đang ra sức thực

hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về

xây dựng Đảng hiện nay” gắn với Chỉ thị 03, khóa XI của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực

hiện Quy định 101-QĐ/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, khóa XI

về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo

chủ chốt, người đứng đầu các cấp, đặc biệt là ở cấp xã.

Về cơ bản, công chức cấp xã huyện Đam Rông đã được rèn

luyện, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, trung thành với lý tưởng cách mạng mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh

64

và nhân dân đã lựa chọn, luôn trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lên nin

và tư tưởng Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp đổi mới ngày càng thu nhiều thắng lợi. Luôn tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn sinh sống và công tác.

Công chức cấp xã huyện Đam Rông luôn ý thức về tiêu chuẩn đạo đức của người công chức. Phẩm chất đạo đức của công chức cấp xã tương ứng với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 về đạo đức

của công chức thì công chức cấp xã phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính,

chí công vô tư trong hoạt động công vụ. Công chức cấp xã phải gần gũi với nhân dân, có tác phong, thái độ lịch sự nghiêm túc, khiêm tốn; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi

hành công vụ. Công chức cấp xã không được trốn tránh trách nhiệm,

thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái mất đoàn kết; sử dụng tài sản của nhà nước và nhân dân trái phái luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

Có thể nhận thấy, công chức cấp xã huyện Đam Rông có phẩm

chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân

dân, giữ gìn sự đoàn kết; có lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn hoàn

thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, được nhân dân tin yêu và

mến phục, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan. Theo kết quả đánh giá công chức hàng năm, có trên 90% công chức cấp xã huyện Đam Rông có phẩm chất đạo đức tốt.

65

2.2.3. Về trình độ của công chức cấp xãhuyện Đam Rông

Trên cơ sở các quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008;

Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/10/2009 về chức

danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Quyết định số 219/2004/QĐ-UBND về việc Quy định số lượng và chế độ

đối với cán bộ công chức cấp xã, chế độ phụ cấp đối với cán bộ không

chuyên trách cấp xã, thôn - khu phố thuộc tỉnh và Quyết định số

65/2009/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Quyết định số 219/2004/QĐ-

UBND ngày 03/12/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Quy định số lượng và chế độ đối với cán bộ công chức cấp xã, chế độ phụ cấp đối với

cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn - khu phố thuộc tỉnh.

Theo báo cáo của phòng Nội vụ Đam Rông, thì tổng số công

chức cấp xã của huyện tính đến thời điểm 31/8/2016 là 96 người; trong

đó nam là 74 người (77,1%), nữ 112 người (22,9%), công chức người dân

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN ĐAM RÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ (Tính đến ngày 28/07/2016)

(Kèm theo Công văn số: /UBND ngày tháng 07 năm 2016 của UBND huyện Đam Rông)

Stt Tên q ua n, đ ơn v đơ n vị Tổ ng b iên ch ế đư ợc gi ao Tổ ng số n ời h iện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó Chia theo ngạch CC Chia theo trình độ đào tạo

Nữ Đ ản g vi ên D ân tộ c th iểu số T ô n g

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức xã huyện đam rông tỉnh lâm đồng (Trang 63)