Điều kiện thủy văn

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn (Trang 48 - 49)

T Diễn biến thiệt hại ĐV 2013 2014 2015

2.1.3. Điều kiện thủy văn

Khu vực xây dựng Dự án nằm trên địa bàn phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Do đó, khu vực Dự án sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp đặc điểm thuỷ văn của khu vực này.

Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng

Bờ biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,6m. Trong tháng có từ 3-8 ngày là nhật triều với độ dao động 0,6-1,5m. Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng phụ thuộc vào mùa trong năm. Sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với tần suất ổn định vào tháng 7 là 75,21%. Vào mùa đông, tần suất sóng theo hướng Đông Bắc giảm dần và chuyển sang hướng Đông, đạt 32,34% vào tháng 4. Từ tháng 5 đến tháng 7 hướng sóng Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất đạt 61,7% vào tháng 7. Vào tháng 8 sóng chuyển dần theo hướng Nam với tần suất 55,37%.

Trên cơ sở số liệu bão, có thể tính độ cao của sóng cực đại ứng với chu kỳ tại vùng biển Đà Nẵng và Quảng Nam. Độ cao sóng cực đại có thể đạt tới mức 7,5m (chu kỳ lặp lại 5 năm) và 14,5m (chu kỳ lặp lại 100 năm).

Bảng 2.7. Độ cao sóng cực đại theo các chu kỳ tại vùng biển Đà Nẵng

Độ cao sóng cực đại Chu kỳ lặp lại (năm)

H5% (m) 5 10 20 50 100

H5% (m) 7,5 9,5 11,0 12,6 14,5

Qua bảng trên cho thấy sóng biển ngoài khơi rất lớn, nhưng khi di chuyển vào bờ cường độ sóng thường giảm đi rất nhanh do các hiệu ứng khúc xạ, biến dạng ma sát và độ sâu nước biển giảm nhanh.

Dòng chảy

Dòng chảy trong khu vực biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng lớn của chế độ gió. Dòng chảy vào mùa đông dao động từ 10-36cm/s với hướng dòng chảy thịnh hành là Đông

Nam, nghĩa là chảy từ vùng biển khơi vào hướng bờ biển. Tốc độ dòng cực đại mùa đông là 71cm/s lớn gấp 2 lần tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa hè.

Động đất và sóng thần

Theo đánh giá của các nhà khoa học thuộc viện Vật lý Địa Cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khả năng xảy ra động đất và sóng thần tại Đà Nẵng nói riêng và khu vực Trung Trung Bộ là khó xảy ra. Hiện nay, Viện Vật lý Địa Cầu cũng đã xây dựng các kịch bản xảy ra động đất đối với khu vực Trung Trung Bộ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nguy cơ xảy ra động đất với độ Richter lớn ≥ 8 là rất khó xảy ra ở vùng biển Việt Nam, do đó nguy cơ xảy ra sóng thần ở Việt Nam không cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w