Tác động do chất thải rắn c1) Chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn (Trang 95 - 99)

c1) Chất thải rắn thông thường

- Khi dự án đi vào hoạt động, chất thải rắn chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Từ sinh hoạt hằng ngày của du khách và cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án. + Từ các hoạt động dịch vụ tại khách sạn như nhà hàng, …

+ Từ các công trình xử lý môi trường.

- Thành phần chất thải rắn thông thường trong giai đoạn hoạt động như sau:

Bảng 3.27. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của dự án

Phân loại Thành phần Tỷ lệ

Chất thải hữu

Rau quả, thức ăn thừa từ khu vực ăn uống

65% Lá cây, cành cây khô từ vệ sinh sân vườn

Chất thải vô cơ

Kim loại (lon, can, đồ hộp, …)

35% Thủy tinh (chai, lọ, ly tách…)

Nhựa, polymer (chai lọ, can, túi ni lông…) Sành sứ vỡ

Giấy (khăn giấy, bao bì giấy, báo, giấy vụn)

(Nguồn: Tham khảo số liệu thống kê tại các Khách sạn trên địa bàn thành phố)

- Chất thải rắn phát sinh do hoạt động của dự án đa phần là chất thải hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Do vậy toàn bộ chất thải này cần phải được thu gom và có giải pháp quản lý phù hợp.

- Khối lượng chất thải rắn phát sinh hằng ngày được tính dựa theo QCVN 01:2008/BXD.

TT Đối tượng T Đối tượng Định mức phát sinh Số người (người) Khối lượng (kg/ng.đ) ĐVT Định mức 1 Khách lưu trú kg/người/ng.đ 1,3(*) 104 135,2 2 Nhân viên kg/người/ng.đ 0,65 (**) 40 26

Tổng cộng 161,2

Ghi chú: (*): Tính tương ứng với định mức cho khu đô thị loại I.

(**): Tính tương ứng với định mức cho khu đô thị loại I nhưng chỉ tính với thời gian phát thải là 8/24h.

Số người: Tính vào thời gian cao điểm.

Khối lượng chất thải rắn từ nhà hàng và các hoạt động dịch vụ lấy bằng 10% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, tức: Mdv = Msh × 10% = 161,2 x 0,1 = 16,12 kg/ngày

=> Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất vào mùa du lịch cao điểm là: MCTRSH = Msh + Mdv = 177 kg/ngày.

 Vậy khi dự án đi vào hoạt động, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại dự án khoảng 177 kg/ngày.

* Đối tượng, phạm vi tác động

Môi trường không khí, Môi trường cảnh quan tại khách sạn.

* Đánh giá tác động

- Phát sinh mùi hôi thối khó chịu do quá trình phân giải các chất hữu cơ. - Là nơi phát triển của các loài gặm nhấm, ruồi, muỗi và vi sinh vật gây bệnh.

c2) Chất thải nguy hại

Hoạt động của khách sạn cũng có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với chủng loại tương đối đa dạng như sau:

- Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dung môi: Từ quá trình bảo trì bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật của Dự án như máy phát điện, máy bơm, máy biến thế.

- Mực in, hộp mực in, mực quá hạn sử dụng, bo mạch điện tử, …: từ hoạt động của khối văn phòng dự án.

- Bóng đèn huỳnh quang, bình xịt phòng các loại, bình ắc quy, pin hết công năng sử dụng thải ra từ các phòng lưu trú, văn phòng điều hành.

Bảng 3.29. Thành phần CTNH phát sinh từ hoạt động của Dự án

T

T Tên chất thải Nguồn phát sinh

Trạng thái tồn tại

T

T Tên chất thải Nguồn phát sinh

Trạng thái tồn tại

2 Mực in, hộp mực in Phòng làm việc, quầy tiếp tân Lỏng/rắn 3 Pin, acquy thải, bo mạch điệntử hỏng Thay thế các thiết bị hư hỏng Rắn 4 Dầu nhớt thải Bảo trì máy móc như máy phát

điện, các sản phẩm đồ gỗ, máy biến thế, trạm XLNT, ...

Lỏng

5 Giẻ lau dính dầu nhớt, vỏ lonsơn Rắn

Kết quả phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy thành phần chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ từ 1,2 % - 2,7 % khối lượng rác sinh hoạt (Nguồn: Kết quả phân tích CTR sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Nhật Thành Vinh phối hợp với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng, thực hiện năm 2012).

Tổng khối lượng chất thải nguy hại của Khách sạn khoảng 4,8kg/ngày.

* Đối tượng, quy mô bị tác động

- Môi trường đất tại vị trí xả thải.

- Môi trường nước ngầm tầng nông, nước mặt tại khu vực.

* Đánh giá tác động

Chất thải rắn nguy hại là những chất độc hại nên sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, lâu ngày ngấm vào đất gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm nông, khi có nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo dầu mỡ thải ra chảy tràn ra khu vực biển gây ô nhiễm vùng biển ven bờ nếu không được thu gom và xử lý. Tuy nhiên, do lưu lượng thải không lớn và phát sinh không liên tục nên tác động chỉ diễn ra cục bộ tại điểm xả thải.

c3) Bùn thải

Quá trình xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thải tập trung của Khách sạn sẽ làm phát sinh một lượng bùn thải đáng kể. Vì quá trình xử lý nước thải chủ yếu sử dụng phương pháp sinh học nên lượng bùn sinh ra sẽ là loại bùn sinh học, dễ phân huỷ. Toàn bộ lượng bùn này sẽ được Chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý.

3.1.3.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thảia) Tác động do tiếng ồn a) Tác động do tiếng ồn

Tiếng ồn có thể phát sinh từ các nguồn sau:

- Từ hoạt động của các phương tiện đưa đón khách du lịch và nhân viên. - Từ các hoạt động dịch vụ trong Khách sạn (nhà hàng, bar, café ...).

- Hoạt động của các máy móc thiết bị trong Khách sạn.

Cường độ ồn phát sinh từ các nguồn trên được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 3.80. Mức ồn từ các hoạt động trong Khách sạn

TT Nguồn phát sinh Mức ồn (dBA) QCVN 26:2010/BTNMT

6h – 21h 21-6h

A Hoạt động của phương tiện GTVT

70 55 1 Xe du lịch 77 (*) 2 Ô tô con 79 (*) 3 Xe khách 93 (*) B Các hoạt động của Khách sạn 1 Nhà hàng 60 (**)

C Hoạt động của các máy móc thiết bị 69 (*)

Nguồn: (*): Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội. (**): KS. Trung Chính - Kiến thức cơ bản về âm thanh. Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Nhận xét: Hầu hết các hoạt động trong Khách sạn phát sinh tiếng ồn đều vượt mức giới hạn cho phép.

- Đối với tiếng ồn từ hoạt động giao thông: Chỉ vào những ngày cao điểm tập trung nhiều khách thì tiếng ồn do hoạt động của phương tiện giao thông ra dự án mới đáng kể. Nguồn tác động này chủ yếu ảnh hưởng tại khu vực cổng chính dẫn vào dự án. Đối tượng chịu tác động nhiều nhất là nhà dân và các dự án lân cận.

- Đối với tiếng ồn từ các hoạt động dịch vụ: Các hoạt động này diễn ra không thường xuyên, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của du khách khi lưu trú tại dự án. Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động này có cường độ không lớn, hơn nữa, không gian tại khu vực dự án khá rộng rãi và thoáng nên tác động từ nguồn ồn này đến khu vực xung quanh là không đáng kể.

- Đối với tiếng ồn từ hoạt động của máy phát điện dự phòng: Hoạt động của máy phát điện dự phòng làm phát sinh tiếng ồn có cường độ lớn. Nguồn ồn này có thể ảnh hưởng đáng kể đến khách lưu trú tại Khách sạn nếu không có biện pháp cách âm và giảm thiểu hợp lý. Tuy nhiên, máy phát điện chỉ hoạt động tạm thời khi có sự cố mất điện xảy ra, hoạt động của máy không diễn ra thường xuyên, liên tục nên tác động do phát sinh tiếng ồn không đáng kể.

- Đối với tiếng ồn từ dàn nóng điều hòa: Quá trình hoạt động của dàn nóng điều hòa cũng có làm phát sinh tiếng ồn. Nguồn ồn này có thể làm ảnh hưởng đến du khách và ảnh hưởng đến người dân xung quanh Khách sạn, do đó chủ dự án sẽ chú ý đến tác động này

- Tiếng ồn do quá trình tham quan, sử dụng dịch vụ của khách: Nguồn phát sinh tiếng ồn này thường có cường độ ồn không cao, mặt khác không gian Khách sạn khá rộng, thoáng không tập trung các nguồn gây ồn nên tiếng ồn phát sinh hầu như ít tác động đến môi trường khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn (Trang 95 - 99)