Tác động có liên quan đến chất thải a) Tác động đối với môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn (Trang 58 - 69)

T Diễn biến thiệt hại ĐV 2013 2014 2015

3.1.2.1.Tác động có liên quan đến chất thải a) Tác động đối với môi trường không khí

a) Tác động đối với môi trường không khí

a1) Ô nhiễm do bụi trong quá trình thi công xây dựng móng cho các công trình, các công trình ngầm

- Theo tính toán tại Chương 1 của báo cáo, tổng khối lượng đất đào trong quá trình thi công xây dựng dự án khoảng 2.836 m3. Thời gian thực hiện công tác thi công này dự kiến khoảng 30 ngày.

- Mức độ khuếch tán bụi căn cứ theo hệ số ô nhiễm (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995):

E = k*0,0016*(U/2,2)1,3/(M/2)1,4, kg/tấn.

E = 0,35* = 0,02382 kg bụi/tấn đất.

Trong đó:

E: Hệ số ô nhiễm, kg bụi/tấn đất.

k: Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35. U: Tốc độ gió trung bình 3,3 m/s.

M: Độ ẩm trung bình của vật liệu, khoảng 23%.

- Tính toán khối lượng bụi phát sinh từ việc đào và đắp đất cho từng hạng mục công trình của dự án theo công thức sau:

W = E*Q*d = 0,02382 × 2.836 × 1,8 ~ 122 kg bụi Trong đó:

W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg); Q: Lượng đất đào đắp (m3);

d: Tỷ trọng đất đào đắp (d = 1,8 tấn/m3). - Vậy, lượng bụi phát sinh trong một ngày:

- Bụi đất sinh ra phát tán trên diện tích rộng nên có thể áp dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt để xác định nồng độ.

- Khối không khí tại khu vực công trường được hình dung như một hình hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và chiều cao H (m), một cạnh đáy của hình hộp không khí song song với hướng gió. Giả sử luồng gió thổi vào hộp là không ô nhiễm và không khí tại khu vực công trường vào thời điểm chưa xây dựng là sạch thì nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 01 giờ được tính theo công thức:

C = (1 e ) H u. L . Es -ut/L − (mg/m3) (Ct-3.1) Trong đó:

- Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích. Es = Mbụi/(L × W) (mg/m2.s)

+ Mbụi: Tải lượng bụi (mg/s), Mbụi = 0,128g/s = 128 mg/s. + L, W: Chiều dài và chiều rộng của hộp khí (m).

- u: Tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với một cạnh của hộp không khí (m/s), lấy u = 3,3 m/s.

- H: Chiều cao xáo trộn (m), lấy H = 10 m.

Kết quả tính toán nồng độ bụi phát tán trong không khí ứng với chiều dài L và chiều rộng W của hộp không khí được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.1. Nồng độ bụi phát tán trong không khí trong giai đoạn thi công xây dựng

Ghi chú:

QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

* Đối tượng, phạm vi tác động

- Môi trường không khí khu vực thực hiện Dự án. - Công nhân trực tiếp lao động tại công trường.

- Người dân, du khách, các công trình lân cận và khu vực xung quanh dự án.

L (m) W (m) Nồng độ (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT1 1 3,966 1 1 3,966 0,3 mg/m3 10 10 0,397 15 15 0,264 20 20 0,198 50 50 0,079 100 100 0,039

* Đánh giá tác động

So sánh kết quả tính toán với QCVN 05:2013/BTNMT cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nồng độ bụi phát tán trong không khí xung quanh vượt giới hạn cho phép trong phạm vi bán kính dưới 15m tính từ vị trí đào, đắp đất. Nồng độ bụi tại nguồn cao gấp 1- 13,2 lần so với giá trị giới hạn cho phép. Như vậy, có thể nhận thấy nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động thi công móng, các công trình ngầm là tương đối lớn.

- Hầu hết loại bụi này có kích thước lớn, nên sẽ không phát tán xa. Tuy nhiên, khả năng bụi đất khuyếch tán khi có gió rất dễ xảy ra, có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh dự án. Do vậy, trong quá trình thi công móng, thi công các công trình ngầm, chủ đầu tư phải sử dụng các biện pháp giảm thiểu bụi phù hợp.

a2) Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển đất đào dư thừa, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

Bụi, khí thải trong quá trình vận chuyển đất đào dư thừa

- Khối lượng đất đào phát sinh từ dự án dự kiến khoảng 2.836 m3. Tại dự án sử dụng lại khoảng 30% khối lượng đất này để lấp hố móng, để tạo mặt bằng công trình, do đó lượng đất dư thừa cần vận chuyển đi khoảng 0,7 x 2.836 = 1985,2m3 ~ 2.977,8 tấn.

- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển đất dư thừa từ quá trình thi công tầng hầm, các công trình ngầm, quá trình khoan cọc nhồi làm phát sinh bụi và khí thải tại các tuyến đường phương tiện đi qua.

- Theo tiến độ dự kiến thực hiện, quá trình đào đất thi công móng, tầng hầm, các công trình ngầm diễn ra trong thời gian khoảng 30 ngày thì lượng xe ô tô cần thiết để vận chuyển đất dư thừa khoảng 198 chuyến (xe có tải trọng 15 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu diezel).

Bảng 3.2. Lưu lượng xe ra vào khu vực Dự án vận chuyển đất dư thừa

Tổng số (lượt xe) Thời gian (ngày) Lưu lượng (xe/ngày)

198 30 7

Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công xây dựng chủ yếu là ôtô. Trong quá trình vận chuyển các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do đất rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên liệu. Dựa vào Bảng 2 giá trị giới hạn khí thải của xe lắp động cơ Diezen – mức 4, Quy chuẩn 86:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, ta có hệ số ô nhiễm phải nằm trong giới hạn sau:

Bảng 3.3. Giá trị giới hạn khí thải các xe chở hàng (khối lượng chuẩn lớn hơn 1,76 tấn) chạy dầu DO

Chất ô nhiễm Giá trị giới hạn khí thải (Hệ số ô nhiễm) (g/km)

NOx 0,39

HC+ NOx 0,46

PM 0,06

(Nguồn: Quy chuẩn 86:2015/ BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới).

Giả sử để đáp ứng tiến độ thi công, hàng ngày cần 7 chuyến xe vận chuyển nguyên vật liệu, quãng đường vận chuyển là 12km (từ dự án đến bãi đổ Hoà Cường), thời gian xe vận chuyển trong ngày, t = 8 giờ, như vậy ta tính được tải lượng các chất ô nhiễm như sau:

Bảng 3.4. Tải lượng chất ô nhiễm trong khói thải xe chở đất thừa chạy dầu DO

Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Tải lượng ô nhiễm E (mg/m.s)

CO 0,062 0,00018

NOx 0,032 0,00009

HC+ NOx 0,038 0,00011

Bụi 0,005 0,00001

Nồng độ của chất ô nhiễm được tính toán theo công thức mô hình cải biên của Sutton

(Xét nguồn đường ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường):

C = 0,8*E {exp[-(z+h)2/2σz2] + exp [-(z-h)2/2σz2]}/(σz.u) (C.t – 3.2)

Trong đó: C – Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3); E – Tải lượng nguồn thải (mg/m/s) (theo bảng 3.9); z – Độ cao của điểm tính, (m);

σz – Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi: σz = 0,53.x0,73;

x – Khoảng cách từ nguồn thải đến điểm tính toán (m); u – Tốc độ gió trung bình (m/s), lấy bằng u = 3,3m/s; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

h – Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 1 m.

(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội – 1997).

Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm theo trục x, z ở hai bên đường trong trường hợp gió thổi vuông góc với nguồn đường như sau:

Bảng 3.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện vận chuyển đất dư thừa

Chất ô nhiễm Khoảng cách x (m) Nồng độ (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1h) z= 0,5 z= 1 z= 1,5 z=2 z = 3 Bụi 2 0,000006 0,000006 0,000005 0,000003 0,000001 0,3 4 0,000005 0,000005 0,000004 0,000003 0,000001 6 0,000004 0,000004 0,000003 0,000003 0,000002 8 0,000004 0,000003 0,000003 0,000003 0,000002 10 0,000003 0,000003 0,000003 0,000003 0,000002 NOx 2 0,000027 0,000027 0,000022 0,000013 0,000002 0,2 4 0,000023 0,000021 0,000018 0,000014 0,000006 6 0,000019 0,000018 0,000016 0,000013 0,000008 8 0,000016 0,000015 0,000014 0,000012 0,000009 10 0,000014 0,000014 0,000013 0,000012 0,000009 CO 2 0,000054 0,000053 0,000043 0,000026 0,000004 30 4 0,000046 0,000042 0,000035 0,000027 0,000012 6 0,000038 0,000035 0,000031 0,000026 0,000016 8 0,000033 0,000031 0,000028 0,000025 0,000017 10 0,000028 0,000027 0,000026 0,000023 0,000018 HC + NOx 2 0,000039 0,000039 0,000031 0,000019 0,000003 0,5 (1) 4 0,000033 0,000030 0,000025 0,000020 0,000009 6 0,000028 0,000026 0,000023 0,000019 0,000012 8 0,000024 0,000022 0,000020 0,000018 0,000013 10 0,000021 0,000020 0,000018 0,000017 0,000013 Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- (1) - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Nhận xét:

Từ kết quả tính toán trên cho thấy, ảnh hưởng của bụi và các chất khí độc hại từ các phương tiện vận chuyển đất dư thừa là không đáng kể nên gây tác động không lớn đến khu vực xung quanh. Tuy nhiên, để quá trình vận chuyển không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý chặt các xe vận chuyển để giảm thiểu tối đa nguồn tác động này.

Bụi, khí thải trong quá trình hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

Khối lượng nguyên vật liệu dự kiến sử dụng được nêu tại Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng dự kiến: Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng cần vận

chuyển là 16.910 tấn.

Tổng khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho xây dựng công trình khoảng 16.910 tấn. Lượng xe ô tô cần thiết để vận chuyển khối lượng trên quy ra khoảng 1.409 lượt xe

(xe có tải trọng 12 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu diezel). Thời gian thực hiện cho toàn bộ quá trình này dự kiến khoảng 10 tháng (tương ứng 300 ngày làm việc), số lượt xe ra vào khu vực thực hiện dự án 1 ngày khoảng 5 chuyến xe/ngày, thời gian làm việc là 8h/ngày, quãng đường vận chuyển khoảng 20km (từ nơi cung cấp đến chân công trình).

Theo giá trị giới hạn khí thải các xe chở hàng (khối lượng chuẩn lớn hơn 1,76 tấn) chạy dầu DO tại bảng 3.3 của báo cáo, ta có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm như sau:

Bảng 3.6. Tải lượng chất ô nhiễm trong khói thải các xe chở nguyên vật liệu xây dựng chạy dầu DO

Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Tải lượng ô nhiễm E (mg/m.s)

CO 0,074 0,00013

NOx 0,039 0,00006

HC+ NOx 0,046 0,000080

Bụi 0,006 0,00001

Để tính toán nồng độ bụi phát tán trong quá trình vận chuyển, áp dụng mô hình cải biên của Sutton theo công thức Ct 3.2 của báo cáo, kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm theo trục x, z ở hai bên đường trong trường hợp gió thổi vuông góc với nguồn đường như sau:

Bảng 3.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng Chất ô nhiễm Khoảng cách x (m) Nồng độ (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1h) z= 0,5 z= 1 z= 1,5 z=2 z = 3 Bụi 2 0,000004 0,000004 0,000003 0,000002 0,000000 0,3 4 0,000003 0,000003 0,000003 0,000002 0,000001 6 0,000003 0,000003 0,000002 0,000002 0,000001 8 0,000002 0,000002 0,000002 0,000002 0,000001 10 0,000002 0,000002 0,000002 0,000002 0,000001 NOx 2 0,000027 0,000027 0,000022 0,000013 0,000002 0,2 4 0,000023 0,000021 0,000018 0,000014 0,000006 6 0,000019 0,000018 0,000016 0,000013 0,000008 8 0,000016 0,000015 0,000014 0,000012 0,000009 10 0,000014 0,000014 0,000013 0,000012 0,000009

Chất ô nhiễm Khoảng cách x (m) Nồng độ (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1h) z= 0,5 z= 1 z= 1,5 z=2 z = 3 CO 2 0,000048 0,000047 0,000038 0,000023 0,000003 30 4 0,000041 0,000037 0,000031 0,000024 0,000011 6 0,000034 0,000032 0,000028 0,000024 0,000014 8 0,000029 0,000027 0,000025 0,000022 0,000015 10 0,000025 0,000024 0,000023 0,000021 0,000016 HC + NOx 2 0,000029 0,000029 0,000023 0,000014 0,000002 0,5 (1) 4 0,000025 0,000023 0,000019 0,000015 0,000007 6 0,000021 0,000019 0,000017 0,000014 0,000009 8 0,000018 0,000017 0,000015 0,000014 0,000009 10 0,000015 0,000015 0,000014 0,000013 0,000010 Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- (1) - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Nhận xét:

Từ kết quả tính toán trên cho thấy, ảnh hưởng của bụi và các chất khí độc hại từ các phương tiện vận chuyển là không đáng kể nên gây tác động không lớn đến khu vực xung quanh.

* Đối tượng, phạm vi tác động

- Môi trường không khí khu vực thực hiện Dự án. - Công nhân trực tiếp lao động tại công trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các công trình lân cận, các hộ dân sinh sống hai bên tuyến đường vận chuyển.

* Đánh giá tác động

Qua kết quả tính toán, so sánh QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh thì nồng độ các chất ô nhiễm trên không vượt tiêu chuẩn cho phép. Nhưng lượng bụi này cũng sẽ làm tăng thêm ô nhiễm chung, ảnh hưởng đến nhà dân và các dự án hai bên đường và người tham gia giao thông trên tuyến đường vận chuyển. Vì vậy phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý giảm thiểu tối đa có thể nguồn ô nhiễm này.

a3) Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện thi công cơ giới

như: SO2, NOx, CO, CxHy, … gây ô nhiễm môi trường không khí, tác động đến sức khỏe công nhân xây dựng và tác động đến cảnh quan trong khu vực.

- Quá trình tính toán tải lượng đề cập dưới đây cho trường hợp các thiết bị, phương tiện thi công trên công trường hoạt động tập trung (vận hành đồng bộ trong cùng một ngày).

- Nồng độ các chất trong khí thải tính tại miệng thải của từng thiết bị, phương tiện thi công.

- Lượng nhiên liệu tiêu thụ của các thiết bị thi công trên công trường dự kiến khoảng 404 lít/giờ.

Theo cuốn giáo trình Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Trần Ngọc Chấn, tập 3, thể tích khí được tính như sau:

Số kg không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg dầu DO (L0) là: L0 = 1/0,23 x (8/3 x C + 8 x H + S – O2)

L0 = 11,59C + 34,78 x (H-O2/8) + 4,34S

Giả sử trong quá trình vận hành các động cơ sử dụng dầu DO có hàm lượng các nguyên tố hóa học (trong 1kg) như sau:

Bảng 3.8. Hàm lượng các chất có trong dầu DO

C(%) H2(%) S(%) O2(%) Thành phần khác(%)

85,7 10,5 0,05 0,92 2,83

L0 = 11,59 x 0,857 + 34,78 x (0,105 – 0,0092/8) + 4,34 x 0,0005

= 13,55 kg/1kg dầu DO = 10,84 m3/1kg dầu DO (khối lượng riêng của không khí là 1,25 kg/m3).

Lượng khí thải tính ở điều kiện chuẩn (1at, 250C): LK = (mf – mNC) + L0 Với mf = 1; mNC = 0,008

LK = 1 – 0,008 + 13,55 = 14,54 kg kk/kg xăng dầu = 11,63 m3kk/kg xăng dầu. Lượng khí thải ở 2000C và hệ số dư không khí là 1,15 được xác định như sau: L = 11,63 x 1,15 x (273 + 200 + 25)/(273+25) = 22,4 m3kk/kg xăng dầu.

Như vậy, tổng lưu lượng khí thải do đốt dầu DO khi vận hành toàn bộ máy móc tại công trường là:

404 (lít/giờ) x 0,83 (kg/lít) x 22,4 m3/kg = 7.511,17m3/h = 2,086m3/s. Vậy, tải lượng và nồng độ ô nhiễm:

- Nồng độ (mg/Nm3) = tải lượng (g/s) x 103/lưu lượng khí thải (m3/s).

(Khi tính toán lưu lượng khí thải đã tính theo điều kiện chuẩn nên nồng độ các khí tính ra cũng ở đơn vị là điều kiện chuẩn: mg/Nm3).

Dựa vào hệ số ô nhiễm do (WHO) lập, tính được tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện thi công như trong bảng sau:

Bảng 3.9. Tải lượng ô nhiễm do phương tiện thi công cơ giới

Các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/chất ô nhiễm/tấn

dầu) Tải lượng (g/s)

Bụi 0,28 0,02608 SO2 20S 0,09314 NOx 2,84 0,26453 SO3 0,28S 0,00130 CO 0,71 0,06613 VOC 0,035 0,00326

(Nguồn: World Health Organization – 1993). Ghi chú:

S – Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO = 0,05 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào định mức tiêu thụ nhiên liệu và hệ số ô nhiễm và tải lượng ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO.

Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải

TT Các chất ônhiễm (mg/NmNồng độ3) Cột B - QCVN 19:2009/BTNMT; Kp = 1, Kv = 0,8 (mg/Nm3) 1 Bụi 12,50 160 2 SO2 44,66 400 3 NOx 126,84 680 4 SO3 0,628 40 5 CO 31,71 800 6 VOC 1,560 - Ghi chú:

QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Nhận xét:

Kết quả tính toán trên ta có thể kết luận các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn (Trang 58 - 69)