- Tai nạn giao thông có nguy cơ xảy ra trong quá trình thi công, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng.
- Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông và cho công nhân. Nhất là đơn vị thi công sẽ có các biện pháp quản lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra tai nạn giao thông.
d) Tác động tới môi trường đất, tình trạng sạt lở, ngập úng, sụt lún
- Trong quá trình thi công xây dựng thì hoạt động vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu, nhiên liệu; hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải rắn, ... Tuy nhiên, mức độ tác động trong quá trình thi công xây dựng đến môi trường đất là không đáng kể.
- Hiện trạng khu vực dự án, hệ thống thoát nước của khu vực đã được xây dựng đồng bộ nên sẽ không phát sinh nước gây ra ngập úng cho khu vực thấp hơn. Tuy nhiên, nếu
như không bố trí các dòng chảy hợp lý, cũng như tạo các vật chặn trên hướng thoát nước chính của khu đất vào những ngày có mưa, quá trình đào đất để đất cát rơi vãi, vương đổ trên mặt đường, đất mang từ nước hố móng sẽ làm tắc nghẽn cống thoát nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy, gây ngập úng khu vực.
- Công tác khoan cọc nhồi nếu dùng các thiết bị thi công không phù hợp, có độ ồn và độ rung lớn, sẽ dễ dẫn đến gây sạt lở, nứt hay sụt lún các công trình lân cận, ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án.
- Quá trình bơm hút nước hố móng thi công tầng hầm, làm hạ mức nước ngầm, gây chênh lệch áp, làm cho áp lực nước lỗ rỗng trong đất thay đổi và làm cho nền đất chung quanh tầng hầm bị lún, gây nguy cơ lún các công trình, hạ tầng kỹ thuật xung quanh.