Khi Dự án đi vào hoạt động thì nguồn thải ảnh hưởng đến môi trường nước chủ yếu là nước thải sinh hoạt - dịch vụ và nước mưa chảy tràn.
b1) Nước thải từ hồ bơi
- Nước hồ bơi được xử lý sử dụng tuần hoàn nên không thải ra ngoài môi trường. Hằng ngày, bổ sung thêm cho hồ bơi lượng nước do bốc hơi, chảy tràn. Chỉ định kỳ 6 tháng/lần, lượng nước này mới được thay thế triệt để. Lượng nước này tương đối sạch nên được thải trực tiếp vào hệ thống cống chung của thành phố.
- Thành phần nước thải hồ bơi chủ yếu chứa các chất khử trùng Ca(OCl)2 hoặc TCCA, diệt rong rêu CuSO4, hoặc có thể chứa những chất thải do một số người thải ra như đàm dãi, nước mũi, ...
- Nước thải từ hồ bơi chủ yếu là nước rửa bộ phận lọc. Thành phần nước rửa lọc chủ yếu là cặn và chất bẩn hữu cơ. Việc rửa bộ phận lọc chỉ 1 lần/tuần và nước rửa lọc khoảng 3 m3/lần. Nếu không xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận.
Toàn bộ lượng nước thải từ quá trình rửa lọc được thu gom và đưa về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Hoạt động của dự án làm phát sinh nước thải chủ yếu từ:
+ Quá trình sinh hoạt của khách du lịch và cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án. + Hoạt động dịch vụ nhà hàng, lau chùi, nước rửa lọc bể bơi, …
- - Lượng nước thải ước tính tương đương 100% lượng nước cấp (không bao gồm nước bổ sung cho bể bơi):
Qth = (Qsh + Qdvk) × 100% = 36,4 m3/ng.đ
(Lượng nước thải ước tính tương đương 100% lượng nước cấp, Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải).
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất gây ô nhiễm như chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật gây bệnh, … Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường của khu vực tại nơi thực hiện dự án.
Bảng 3.26. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại dự án khi chưa qua xử lý
TT Chỉ tiêu ônhiễm Hệ số phát thải(g/người.ngày) Tổng thải lượng(kg/ngày) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) 1 BOD5 65 (*) 9,36 257 50 2 COD 72 – 102 (**) 10,4 – 14,6 285,7 – 401,1 - 3 TSS 60 – 65 (*) 8,64 – 9,36 237,4 – 257,1 100
4 Nito của cácmuối Amoni (N- NH4) 8 (*) 1,15 31,6 10 5 Photphat 3,3 (*) 0,47 12,9 10 6 Chất hoạt độngbề mặt 2 – 2,5 (*) 0,288 – 0,36 7,9 – 9,89 10 7 Tổng Coliform(MPN/100ml) 106 - 109 (**) 144x103 – 144x106 3,9x106 – 3,9x109 5000
(Nguồn: (*): TCXDVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế, (**): Assessment of sources of air, water and land pollution, World Health Organization, 1993)
Nhận xét:
Từ bảng số liệu cho thấy nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt cao hơn so với Cột B - QCVN 14:2008/BTNMT. Do đó, Chủ đầu tư phải có biện pháp thu gom, xử lý nguồn nước thải này trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
* Đối tượng, phạm vi tác động
- Môi trường nước ngầm tại dự án.
- Môi trường không khí tại khu vực Dự án. - Hệ thống thoát nước của khu vực.
* Đánh giá tác động
Nước thải loại này chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.
+ Chất rắn lơ lửng:
Chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước, làm giảm khả năng quang hợp của thực vật thuỷ sinh và nguồn oxy sinh ra từ quang hợp cũng giảm, từ đó làm hạn chế quá trình sinh trưởng, phát triển, hô hấp của chúng.
+ Chất hữu cơ:
Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật hô hấp hiếu khí. Việc ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ sẽ dẫn đến làm suy giảm nồng độ oxy hoà tan do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan trong nước để phân huỷ các hợp chất hữu cơ, từ đó dẫn đến gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống của các loài thuỷ sinh.
+ Các chất dinh dưỡng (N, P):
Các chất dinh dưỡng ở nồng độ cao có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, các loài thuỷ sinh, đặc biệt là các loại rong, tảo. Dẫn đến ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước, làm thay đổi cân bằng sinh thái trong nước và gây ô nhiễm nguồn nước. Nước chứa nhiều chất hữu cơ, N, P dễ bị thối rữa, gây mùi hôi thối, phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Lượng nước thải này nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây phát sinh mùi hôi thối do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tiếp nhận, ảnh hưởng đến khu vực.
b3) Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án sẽ cuốn theo đất, cát, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.
Do toàn bộ diện tích khu đất đều được bê tông hóa nên hệ số dòng chảy xác định theo Bảng 3.13 của TCVN 7957:2008 là C = 0,8. Theo tính toán tại điểm b/b3 – tiểu mục 3.1.2.1 – mục 3.1.2 của báo cáo, thay hệ số dòng chảy vào ta tính được lưu lượng mưa tính toán là Q = q×C×F = 0,8 x 509 x 0,027 = 11 (l/s)
- Môi trường đất.
- Môi trường nước mặt, nước ngầm. - Hệ thống thoát nước của khu vực.
* Đánh giá tác động
Nước mưa chảy tràn trên toàn khu vực Dự án bao gồm nước mưa từ mái nhà, đường giao thông, bãi cỏ. Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực cuốn theo đất, cát, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý.
Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn nước thải thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch do đó có thể tách riêng biệt đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải trực tiếp ra hệ thống cống thoát của khu vực sau khi đã tách rác, lắng sơ bộ.