Tác động có liên quan đến chất thải a) Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn (Trang 85 - 92)

f) Ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực

3.1.3.1. Tác động có liên quan đến chất thải a) Tác động đến môi trường không khí

a) Tác động đến môi trường không khí

Khi Dự án đi vào hoạt động, các nguồn tác động chính gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

- Bụi đất và các khí thải (chứa bụi khói, SO2, NO2, CO, ...) từ phương tiện giao thông ra vào dự án.

- Mùi hôi, khí gas từ hoạt động đun nấu, chế biến thức ăn trong Khách sạn. - Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng.

- Khí thải từ các nguồn ô nhiễm khác (hệ thống thoát nước thải, nước mưa, khu chứa rác tạm thời, khu xử lý nước thải).

- Khi Khách sạn đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có một lượng lớn các phương tiện giao thông ra vào Khách sạn, bao gồm:

+ Các phương tiện đưa đón khách du lịch đến Khách sạn và ngược lại. + Các phương tiện đi lại của công nhân viên.

+ Các phương tiện vận chuyển hàng hóa, thu gom chất thải, ...

- Hoạt động của các phương tiện làm phát sinh bụi cuốn lên từ mặt đường và khí thải chứa bụi khói, SO2, NOx, CO, do việc đốt cháy nhiên liệu (dầu DO, xăng) trong động cơ. Lượng khí thải phát sinh tùy thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng (dầu DO hay xăng) và tính năng kỹ thuật của các phương tiện, chất lượng đường giao thông. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào chế độ vận hành như quá trình khởi động, chạy nhanh hay chậm, ...

- Xe vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, chất thải. Số lượng phương tiện này không nhiều và không thường xuyên với khoảng 3 chuyến/ngày.

- Dựa trên việc khảo sát khu vực dự án, ta có được lượng phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án khi đi vào hoạt động ổn định khoảng:

+ Xe ô tô (chủ yếu xe ô tô du lịch, xe taxi) khoảng 10 xe.

+ Xe mô tô 2 bánh khoảng 100 lượt xe (kể cả xe của cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án).

- Dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, ta có hệ số ô nhiễm không khí của các loại xe phải nằm trong giới hạn sau:

Bảng 3.51. Hệ số ô nhiễm không khí trung bình đối với các loại xe

Loại xe Bụi (g/km) HC + NOx (g/km) (g/km)CO NOx (g/km)

Xe máy (*) - 1,2 1 -

Xe tải, xe ô tô (**) 0,04 0,39 0,63 0,33

(Nguồn:

- (*) – QCVN 04:2009/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới – Bảng 2: Giá trị giới hạn khí thải của xe gắn máy. - (**) – QCVN 86:2015/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới – Bảng 2: Giá trị giới hạn khí thải của xe lắp động cơ diezen, mức 4.)

Tính toán áp dụng với quãng đường trung bình 15km (khoảng cách trung bình từ dự án đến các điểm du lịch và điểm lưu trú khác trong thành phố), từ đó ta tính được tải

Bảng 3.62. Tải lượng các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông ra vào khu vực

Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Tải lượng chất ô nhiễm E (mg/m.s)

Bụi 0,012 0,000021

NOx 0,099 0,00018

CO 2,189 0,0038

HC + NOx 2,517 0,0044

Để xác định nồng độ phát thải các chất ô nhiễm của động cơ, có thể áp dụng mô hình phát thải nguồn đường để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm. Giả sử ta xét nguồn đường có độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường phát thải liên tục. Thay các giá trị vào công thức Ct – 3.2 của báo cáo, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải được thể hiện như sau:

Bảng 3.73. Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông hoạt động tại khu vực dự án Chất ô nhiễm Khoảng cách x (m) Nồng độ (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1h) z= 0,5 z= 1 z= 1,5 z=2 z = 3 Bụi 2 0,000006 0,000006 0,000005 0,000003 0,000000 0,3 4 0,000005 0,000005 0,000004 0,000003 0,000001 6 0,000004 0,000004 0,000004 0,000003 0,000002 8 0,000004 0,000004 0,000003 0,000003 0,000002 10 0,000003 0,000003 0,000003 0,000003 0,000002 NOx 2 0,000054 0,000053 0,000043 0,000026 0,000004 0,2 4 0,000046 0,000042 0,000035 0,000027 0,000012 6 0,000038 0,000035 0,000031 0,000026 0,000016 8 0,000033 0,000031 0,000028 0,000025 0,000017 10 0,000028 0,000027 0,000026 0,000023 0,000018 CO 2 0,001136 0,001127 0,000910 0,000552 0,000079 30 4 0,000968 0,000878 0,000741 0,000575 0,000261 6 0,000806 0,000749 0,000663 0,000558 0,000338 8 0,000687 0,000652 0,000596 0,000526 0,000368 10 0,000600 0,000577 0,000539 0,000490 0,000373 HC + NOx 2 0,001315 0,001305 0,001053 0,000639 0,000091 0,5 (1) 4 0,001121 0,001017 0,000858 0,000666 0,000303 6 0,000933 0,000867 0,000768 0,000646 0,000391

Chất ô nhiễm Khoảng cách x (m) Nồng độ (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1h) z= 0,5 z= 1 z= 1,5 z=2 z = 3 8 0,000796 0,000754 0,000690 0,000609 0,000426 10 0,000695 0,000668 0,000624 0,000567 0,000432 Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- (1) - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Nhận xét:

Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào khu vực đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép.

* Đối tượng, phạm vi tác động

- Môi trường không khí.

- Chất lượng công trình giao thông khu vực dự án và khu vực lân cận. - Người dân và các Công ty, đơn vị nằm dọc tuyến đường vận chuyển.

* Đánh giá tác động

Theo kết quả tính toán từ bảng 3.23 cho thấy, nồng độ bụi đất và khí thải phát tán vào trong môi trường không khí không nhiều, các phương tiện vận chuyển khách du lịch hầu hết là xe chất lượng cao, đảm bảo các thông số xả thải đạt tiêu chuẩn theo quy định thiết kế nên nồng độ khí thải phát sinh thấp. Hơn nữa, tuyến đường vận chuyển đã được thảm nhựa nên lượng bụi đất cuốn lên từ mặt đường trong quá trình vận chuyển là rất ít. Do vậy, mức độ tác động đến môi trường không khí và các đối tượng dọc tuyến đường nhìn chung là không đáng kể.

a2) Khí thải từ máy phát điện dự phòng

- Hoạt động của máy phát điện dự phòng trong trường hợp mất điện cũng gây tác động về ô nhiễm không khí đến môi trường xung quanh.

- Để ổn định điện cho hoạt động của dự án trong trường hợp mạng lưới điện tại khu vực có sự cố, Dự án trang bị 1 máy phát điện dự phòng sử dụng dầu diezel công suất 300kVA.

- Loại nhiên liệu sử dụng để chạy máy phát điện là dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh 0,05%, tỷ trọng của dầu DO là 0,86 kg/lít, định mức tiêu thụ cho máy khoảng 110l/h,

- Theo phương pháp đánh giá nhanh WHO, dựa vào hệ số ô nhiễm ta có thể ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khói thải máy phát điện như sau:

(Tải lượng = [Hệ số ô nhiễm x Lượng nhiên liệu x 1000]/3600))

Bảng 3.24. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khói thải máy phát điện

TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu) Tải lượng (mg/s)

1 Bụi 0,71 18,74

2 SOx 20S 26,39

3 NOx 9,62 253,86

4 CO 2,19 57,79

(Nguồn: A.P. Economopolus, WHO, 1993). - Lưu lượng khói thải:

Nồng độ các chất ô nhiễm từ khói thải được tính toán trên cơ sở thải lượng ô nhiễm và lưu lượng khói thải. Lưu lượng khí thải được tính theo công thức sau:

( ) [ ] ( ) = × + × × − + × = 3600 273 273 1 0 20 0 V T V B L α (m3/s)

(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh – 1999).

Trong đó:

B : Lượng dầu DO đốt trong 1 giờ. B = 95kg.

Vo : Lượng không khí cần để đốt cháy 1kg dầu DO. Vo = 10,5 m3/kg. V200 : Lượng khói (200C) sinh ra khi đốt 1kg dầu DO. V020 = 11,5 m3/kg.

α : Hệ số thừa không khí, lấy bằng 1,25. T : Nhiệt độ khí thải, lấy bằng 1050C.

=> 3,852 (m3/s)

Như vậy, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do chạy máy phát điện theo tính toán lý thuyết như sau: (Nồng độ = Tải lượng/Lưu lượng)

Bảng 3.25. Nồng độ các chất ô nhiễm do quá trình chạy máy phát điện

TT Chất ô nhiễm ĐVT Nồng độ Cột B - QCVN 19:2009/BTNMT

1 Bụi mg/Nm3 4,865 200

2 SO2 mg/Nm3 6,85 500

TT Chất ô nhiễm ĐVT Nồng độ Cột B - QCVN 19:2009/BTNMT

4 CO mg/Nm3 15,01 1000

Ghi chú:

QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Nhận xét:

So sánh với QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do chạy máy phát điện đều thấp hơn quy chuẩn cho phép.

* Đối tượng, phạm vi tác động

- Môi trường không khí.

- Người dân, các công trình xung quanh khu vực dự án.

* Đánh giá tác động

Khí thải phát sinh do hoạt động của máy phát điện sẽ làm tăng hàm lượng bụi, SO2, CO, NOx, gây nhiễm bẩn môi trường không khí.

Do máy phát điện chỉ hoạt động khi gặp sự cố mất điện, nguồn phát thải này không liên tục nên trong quá trình tính toán khuếch tán ô nhiễm không đưa vào. Hơn nữa, theo kết quả tính toán tại bảng trên cho thấy nồng độ bụi, khí thải đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thấp, bụi, khí thải chỉ ảnh hưởng cục bộ tại điểm xả thải.

a3) Khí thải từ hoạt động đun nấu thức ăn

Ô nhiễm khí gas

Gas là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí, thành phần chính của LPG là Propane (C3H8) và Butane (C4H10) … Đây là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng và thân thiện với môi trường, nó có thể dễ dàng được chuyển đổi sang thể lỏng bằng việc tăng áp suất thích hợp hoặc giảm nhiệt độ để dễ tồn trữ và vận chuyển được. Nó có thể chuyển động như chất lỏng nhưng lại được đốt cháy ở thể khí, chứa nhiều năng lượng trong một không gian nhỏ và nó có thể hóa hơi được nên cháy rất tốt. Mỗi kg gas cung cấp khoảng 12.000 kcal năng lượng

(Nguồn: Gas, The choice in future, 2001, Gary H. Mill). Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng từ bếp gas có thể gây hại cho sức khỏe trực tiếp cho người nấu, vì khi đốt khí gas sẽ sinh ra khí đioxit nitơ và khí gas rò rỉ chứa nhiều hỗn hợp hydrocarbon (CnHn), đây là các loại khí có thể làm giảm khả năng hô hấp, dễ gây các bệnh về phổi khi tiếp xúc trực tiếp từ nguồn ô nhiễm này. Nhưng tải lượng ô nhiễm này là

không đáng kể và không ảnh hưởng đến môi trường nếu có biện pháp giảm thiểu, phòng tránh phù hợp.

* Đối tượng, phạm vi tác động

- Nhân viên làm việc tại nhà bếp.

- Dân cư xung quanh, các hoạt động thương mại dịch vụ khác tại khu vực.

* Đánh giá tác động

Nhiên liệu gas hóa lỏng dùng để đun nấu với thành phần chất ô nhiễm ít, nồng độ thấp. Hiện nay gas được xem là nhiên liệu sạch nên mức độ tác động đến môi trường là không đáng kể.

Ô nhiễm mùi

Phát sinh trong quá trình nấu nướng, khí gas rò rỉ, đặc biệt là mùi của quá trình chiên, chế biến thực phẩm; mùi của nguyên liệu, … thường gây mùi khó chịu và dễ phát tán ra môi trường xung quanh. Do đó, chủ đầu tư cần chú trọng để có biện pháp giảm thiểu ngay tại nguồn.

* Đối tượng, phạm vi tác động

- Cán bộ công nhân làm việc tại dự án.

- Môi trường không khí xung quanh khu vực.

* Đánh giá tác động

Qua khảo sát thực tế cho thấy: các dự án du lịch đều đạt tiêu chuẩn cao về mặt thẩm mỹ cho đến các yêu cầu phục vụ vệ sinh, do đó hiện tượng ô nhiễm mùi hôi tại các khu vực này phát sinh không đáng kể. Các nguồn gây ô nhiễm mùi hôi như nhà bếp, nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng biện pháp thông gió làm mát, sử dụng các loại nhiên liệu sạch như gas hoặc điện, sử dụng các chất sát trùng và tẩy rửa để luôn duy trì điều kiện vi khí hậu được trong lành và mát mẻ.

a4) Khí thải, mùi hôi phát sinh từ bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu vực chứa chất thải rắn

Ngoài các nguồn khí thải nói trên, một nguồn nữa có thể kể đến khi dự án đi vào hoạt động đó là hơi khí độc từ hệ thống thoát nước thải, nước mưa, khu xử lý nước thải và khu vực chứa rác thải của dự án. Nguyên nhân phát sinh khí thải độc hại, mùi hôi là do:

- Trong hệ thống thoát nước mưa và nước thải: Khí thải phát sinh do hiện tượng lắng đọng và tích tụ cặn bùn sau một thời gian hoạt động.

- Tại trạm xử lý nước thải tập trung: khí thải, mùi hôi từ nước thải, các hơi khí độc hại phát sinh từ cặn bùn trong hệ thống xử lý, từ bể yếm khí và từ các hóa chất dùng để xử lý nước thải.

- Tại khu chứa rác thải: Khí thải thường phát sinh do quá trình phân hủy chất hữu cơ khi rác thải bị ứ đọng, không kịp thời đưa đi xử lý.

Đặc điểm của các khí kể trên là có mùi hôi thối khó chịu, thu hút ruồi muỗi, các vật chủ trung gian truyền bệnh, do vậy không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại dự án.

* Đối tượng, phạm vi tác động

- Cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án. - Các công trình lân cận tại dự án.

* Đánh giá tác động

Do đây là chất khí dễ bay hơi nên khả năng kích ứng với khứu giác người rất cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và người dân khu vực. Với nồng độ H2S thấp, đã gây ra nhức đầu, tinh thần mệt mỏi. Nồng độ cao gây hôn mê và có thể tử vong. Một số người cảm thấy mùi khó chịu khi H2S có nồng độ 5ppm. Với nồng độ 150ppm có thể gây ra tổn thương bộ máy hô hấp và màng nhầy. Trực tiếp tiếp xúc với H2S ở nồng độ 500ppm trong khoảng 15-20 phút sẽ sinh ra bệnh ỉa chảy và viêm cuống phổi. Tiếp xúc ngắn với khí H2S ở nồng độ 700-900ppm thì H2S sẽ nhanh chống xuyên qua màng túi phổi, thâm nhập vào mạch máu và có thể gây tử vong.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w