c1) Chất thải rắn từ quá trình thi công
- Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình sẽ làm phát sinh lượng chất thải tại công trường như:
+ Các chất thải rắn khác như xà bần, gạch vỡ, gỗ, vụn nguyên liệu, ... phát sinh từ việc xây dựng các hạng mục công trình tại dự án. Khối lượng chất thải loại này sinh ra
trên khu vực công trường trong một ngày ước tính 30 – 50kg và dao động tùy thuộc vào từng giai đoạn xây dựng dự án.
+ Trong quá trình hoàn thiện còn phát sinh lượng chất thải rắn từ quá trình đóng gói các thiết bị như bao nilon, giấy carton, thùng gỗ, … Khối lượng phát sinh chất này khoảng 150kg và chỉ phát sinh trong thời gian ngắn.
+ Đối với đất đào thi công tầng hầm và các công trình ngầm có khối lượng là 2.836 m3. Tại dự án sử dụng lại khoảng 40% khối lượng đất này để lấp hố móng, để tạo mặt bằng công trình, do đó lượng đất dư thừa cần vận chuyển đi khoảng 0,6 x 2.836 = 1701,6m3 ~ 2.552 tấn.
+ Trong quá trình thi công khoan cọc nhồi sẽ làm phát sinh lượng bentonite chuyển hóa thành bùn, khối lượng phát sinh khoảng 101 m3, lượng bentonite thải này nếu không có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp sẽ theo nước mưa chảy tràn xuống cống thoát nước gây ngập úng, mất mỹ quan, … Ban Quản lý dự án và Nhà thầu sẽ có biện pháp xử lý đúng quy định.
- Các chất thải rắn này không bị thối rữa, không phát sinh mùi và chúng lại có giá trị tái sử dụng. Điều này sẽ hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của loại chất thải này đến môi trường khu vực.
- Toàn bộ khối lượng các chất thải rắn này phụ thuộc vào quá trình thi công và chế độ quản lý của Ban quản lý công trình dự án. Tuỳ tình hình thực tế Chủ dự án sẽ có kế hoạch thu gom xử lý cụ thể.
c2) Chất thải rắn sinh hoạt
- Thành phần bao gồm bao bì, vỏ đồ hộp, bao nilon, ...
- Tổng số lượng công nhân tham gia xây dựng tại khu vực dự án 60 người (tính cho giờ cao điểm), ước tính tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án khoảng 60 người x 0,8 kg/người/ngày x 8/16 = 24 kg/ngày (Theo QCXDVN 01:2008/BXD, định mức phát thải hằng ngày của 1 người là 0,8kg/người/ngày, tính theo thời gian phát thải 8 giờ/16 giờ).
* Đối tượng, phạm vi tác động
- Môi trường không khí.
- Môi trường nước ngầm tầng nông.
- Môi trường đất tại khu vực bãi chứa tạm thời.
* Đánh giá tác động
- Đối với chất thải rắn xây dựng:
+ Các phế thải xây dựng có thể bị gió cuốn gây mất vệ sinh khu vực tại dự án. Nếu bị cuốn theo nước mưa sẽ gây vẩn đục và ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chung của khu vực.
+ Ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
+ Phát sinh mùi hôi thối khó chịu do quá trình phân giải các chất hữu cơ.
+ Gây ô nhiễm môi trường đất tại điểm xả thải. Gây ảnh hưởng đến tầng nước ngầm nông nếu để các chất ô nhiễm ngấm vào đất lâu ngày.
+ Là nơi sinh sôi, phát triển của các loài gặm nhấm, ruồi, muỗi, vi sinh vật gây bệnh. + Ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.