Báo Nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của việt nam từ năm 1986 tới nay (Trang 55 - 63)

năm 1986

Báo Nhân dân là đơn vị sự nghiệp Trung ương của Đảng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có chức năng là cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ngọn cờ chính trị - tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí Việt Nam, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Từ ngày 11 đến 19/2/1951, để đáp ứng những yêu cầu mới của cách mạng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp tại chiến khu Việt Bắc đã ra Nghị quyết xuất bản tờ báo lấy tên là Nhân dân, cơ quan trung ương của Đảng. Tiền thân trực tiếp của báo Nhân dân là tờ Sự thật - một tờ báo của Đảng được phát hành từ ngày 05/12/1945 với danh nghĩa là cơ quan tuyên truyền cổ động của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Báo Sự thật đã đóng vai trò quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Báo Sự thật trở thành người bạn đồng hành thân thiết và là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của đảng viên, trí thức, góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, cổ vũ động viên mọi người tham gia kháng chiến đồng thời khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam.

Ngày 11/3/1951, một tháng sau Đại hội Đảng lần thứ II chính thức khai mạc, báo Nhân dân ra mắt bạn đọc. Khi mới ra đời, báo mỗi tuần ra một kỳ. Ban

đầu, cơ quan báo Nhân dân đóng ở An toàn khu (ATK), khu vực Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Cuối năm 1951 đầu năm 1952, cơ quan báo Nhân dân đóng ở ATK thuộc tỉnh Bắc Kạn. Sau đó cơ quan báo dời về Quốc Oai (Hà Tây). Từ ngày 14/10/1954, Tòa soạn báo Nhân dân từ Hà Tây dời về Hà Nội tạm thời đóng ở nhà thương Đồn Thủy, Viện Quân y Pháp, nay là Viện Quân y 108 và Bệnh viện hữu nghị Việt Xô. Sau đó khoảng 10 ngày thì dời về 71 Hàng Trống, Hà Nội. Từ khi dời về 71 Hàng Trống, cho đến khi nay đã trải qua hơn 60 năm, báo Nhân dân đã phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất, xây thêm nhiều nhà cao tầng có đầy đủ tiện nghi, tạo điều kiện cho công tác làm báo.

Từ khi ra đời, báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân đã kế tục sự nghiệp truyền thống của các cơ quan ngôn luận Trung ương Đảng từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Đến nay, đã hơn 60 năm, báo Nhân Dân vẫn giữ vững, phát huy những nhiệm vụ theo từng thời kỳ và yêu cầu của cách mạng.

Về tôn chỉ, mục đích: Báo Nhân dân (báo in) là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng đối với trong nước và quốc tế. Báo Nhân dân có nhiệm vụ bằng nội dung và hình thức phong phú, sinh động, mở rộng thông tin, trao đổi ý kiến, hướng dẫn dư luận đối với những vấn đề mới của cuộc sống mà quần chúng quan tâm.

Báo Nhân dân (báo điện tử) thông tin toàn diện về các hoạt động chính trị- kinh tế-văn hóa-xã hội, quốc phòng-giáo dục và khoa học trong nước, trong khu vực và trên thế giới theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam; tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trên cơ sở đó, các ấn phẩm Nhân Dân thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lối sống lành mạnh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của loài người trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; góp phần xây dựng con người mới Việt Nam.

- Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Tuyên truyền đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; góp phần mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước, tranh thủ và tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Thông tin và bình luận kịp thời, chính xác với định hướng đúng đắn các sự kiện quan trọng trong nước và trên thế giới.

Trong suốt quá trình phát triển, báo Nhân dân đã thực hiện việc tuyên truyền đường lối, chính sách, nhiệm vụ, công tác của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng nhân dân, đồng thời phổ biến những tin tức sự kiện quan trọng diễn ra ở trong nước và trên thế giới, phổ biến ý kiến nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần quan trọng vào công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách phổ biến, thông sát đối với việc chấp hành nhiệm vụ trước mắt.

Từ khi ra đời cho đến năm 1954 - thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, báo Nhân dân đã làm tốt nhiệm vụ do Đại hội II đề ra, phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và mục tiêu dân chủ nhân dân, nắm vấn đề số 1 là đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Báo đã có nhiều cố gắng trong việc phổ biến, giải thích, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh thực tế cách mạng, hướng dẫn quần chúng, góp phần tích cực giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công, xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh [8, tr.23].

Trong giai đoạn này, tuyên truyền quốc tế luôn chiếm một phần đáng kể trên trang nhất và trang ba báo Nhân dân. Báo đăng nhiều bài phân tích về những sự kiện quốc tế quan trọng, ủng hộ các phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, giới thiệu những thành tựu xây dựng đất nước ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu; nêu cao vấn đề đoàn kết quốc tế: đoàn kết Việt-Trung-Xô, đoàn kết Việt Nam-Campuchia-Lào; các phong trào nhân dân Pháp phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam…; phân tích lập trường hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tố cáo thái độ ngoan cố của thực dân Pháp, vạch âm mưu của đế quốc Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt Nam, vạch tội chính phủ bù nhìn cho nhân dân trong nước và thế giới được biết… [9, tr.55-56].

Ngày 20/10/1954, báo Nhân dân chính thức ra hàng ngày nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo quần chúng nhân dân miền Bắc. Báo Nhân dân đã phản ánh những nguyện vọng, mong muốn của nhân dân, phản ánh phong trào kháng chiến toàn quốc, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, công tác trong các ngành.

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ và giải phóng miền Bắc, báo Nhân dân bước sang một thời kỳ mới, một nhiệm vụ mới. Đây là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), là thời kỳ chuyển biến có ý nghĩa quan trọng trên con đường tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong giai đoạn này, báo Nhân dân trở thành một vũ khí sắc bén, động viên, phản ánh phong trào cách mạng sôi nổi, phong trào thi đua sản xuất và chiến đấu của nhân dân cả nước ở cả hai miền Nam - Bắc. Hàng loạt bài xã luận, phóng sự, chính luận, bình luận phản ánh, cổ vũ và nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước như: Gió Đại Phong, sóng Duyên Hải, phong trào “Ba sẵn sàng”…; hàng loạt các gương anh hùng nổi bật trên báo đã thổi bùng lên lòng tự hào dân tộc, nêu cao khí phách của con người Việt Nam trong chiến đấu…; một loạt bài chính luận sâu sắc trên báo Nhân dân phân tích cục diện cuộc chiến đấu trên chiến trường miền Nam, nêu bật những chiến thắng của quân và dân Việt Nam từ lúc Mỹ vào và những thất bại về chiến lược, chiến thuật của Mỹ, có tiếng vang lớn đối với nhân dân trong nước và thế giới; Trong đó chiến thắng mùa Xuân 1975 là niềm tự hào về tinh thần quật cường của dân tộc. Báo Nhân dân đã ra hàng loạt số đặc biệt phản ánh hào khí của dân tộc Việt Nam, tuyên truyền, giải thích ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại chống Mỹ cứu nước đối với nhân dân trong nước và nhân dân thế giới. Đấy là một trong những trang sử chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, một sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt và có tính thời đại sâu sắc; đồng thời cũng là mốc son đánh dấu sự tuyên truyền hào hùng và có hiệu quả to lớn của tờ báo Đảng-báo Nhân dân trong giai đoạn này [8, tr.25-27].

Đặc biệt, trong giai đoạn 1965-1975, báo Nhân dân có hẳn một chuyên mục “Cả thế giới ủng hộ ta chống Mỹ xâm lược”, trong đó gồm nhiều tin nhỏ trích từ các hãng thông tấn, đài truyền hình, đài phát thanh và các cơ quan ngôn

luận của chính phủ các nước… đã nêu bật sự ủng hộ của các nước trên thế giới đối với cuộc đấu tranh giữ nước của nhân dân Việt Nam [66, tr.125].

Bước sang giai đoạn 1975-1986, giai đoạn đất nước đã được hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi lớn, song cũng còn nhiều khó khăn. Lúc này báo Nhân dân thực sự là một công cụ sắc bén về tư tưởng của Đảng, góp phần thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam ra thế giới.

Trước hết, báo Nhân dân kịp thời làm sáng tỏ quan điểm của Đảng về những sự kiện quan trọng của đất nước và thế giới, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước và chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, báo Nhân dân thông tin tuyên truyền cho tinh thần hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, hận thù; mọi người Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài, lấy mục tiêu Tổ quốc độc lập, thống nhất, đất nước Việt Nam phồn thịnh, hạnh phúc làm điểm tương đồng. Qua đó, thông qua các bài viết, báo Nhân dân đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, ở miền Nam không xảy ra cảnh “tắm máu”. Các sĩ quan, binh lính ngụy, viên chức ngụy sau khi được tập trung nghiên cứu các chính sách của chế độ mới, trở về gia đình với cuộc sống của công dân [9, tr. 140-141].

Thứ ba, báo Nhân dân giải thích tình hình, phân tích nguyên nhân xảy ra chiến tranh, động viên tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế, niềm tự hào dân tộc, sự cảnh giác cách mạng, ý chí bất khuất và lòng dũng cảm, giương cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Báo đề cao tấm gương cao đẹp của quân và dân Việt Nam không tiếc xương máu để cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng Pôn pốt. Báo hàng ngày đấu tranh, luận chiến với báo chí nước ngoài và một số giới cầm quyền bao che cho bọn diệt chủng và vu cáo, xuyên tạc hành động quả cảm, vị tha của nhân dân Việt Nam. Những bài xã luận và bình luận của Báo Nhân dân nhạy bén vạch rõ chân tướng tham tàn, độc ác của bọn Pôn pốt và xu thế thất bại tất yếu của chúng. Đó không chỉ là một thành tích đáng nêu trong nước mà còn là một đóng góp quan trọng vào mặt trận báo chí tiến bộ thế giới. Và sự biểu dương của Tổ chức quốc tế các nhà báo họp tại Hà Nội năm 1979 đối với báo Nhân dân và báo chí Việt Nam là một sự xác nhận rõ ràng [9, tr.145].

Thứ tư, ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, báo Nhân dân đã cổ vũ phong trào và khí thế lao động sôi nổi của nhân dân Việt Nam trong công tác khôi phục kinh tế, duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh; truyền bá những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, báo phát hiện những nhân tố mới và tổ chức những cuộc vận động quần chúng lớn đã góp phần về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điển hình như Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (10/1981), Quyết định 25CP của Chính phủ (1/1981)… đã được báo Nhân dân tuyên truyền tập trung, mang đến một sinh khí mới cho nền kinh tế. Báo Nhân dân đã tổ chức liên tục các cuộc hội thảo về quản lý kinh tế. Năm 1979, hội thảo “Làm thế nào để sản xuất nhiều hàng tiêu dùng?”; cuối năm 1981 là hội thảo về “Tiếp tục thực hiện và bổ sung Quyết định 25CP” và Hội thảo về quyền chủ động của các xí nghiệp năm 1982, sau đó mở chuyên mục “Tiếng nói của Giám đốc” [8, tr.25-26]. Đặc biệt là ba quan điểm chính trị và kinh tế mới hết sức quan trọng về cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất mới và cơ chế quản lý của Đại hội VI (8/1986) đã được báo Nhân dân giải thích, tuyên truyền rộng rãi, từ đó tại Đại hội VI đã hình thành đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc làm thay đổi bộ mặt Việt Nam và gây tiếng vang lớn trên thế giới.

Thứ năm, báo Nhân dân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền về sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc… Việt Nam là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế và đã ký với Liên Xô hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Ngoài ra, mối quan hệ giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia cũng được phản ánh nhiều, thể hiện sự đoàn kết chặt chẽ giữa ba nước [9, tr.147]. Đồng thời, báo Nhân dân cũng đã góp một phần quan trọng vào việc giới thiệu với thế giới về đường lối đối nội và đối ngoại của Việt Nam, làm cho thế giới hiểu đúng về mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam, giới thiệu hình ảnh Việt Nam, con người Việt Nam, lịch sử và văn hóa Việt Nam… với cộng đồng quốc tế.

Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay báo Nhân dân có 9 ấn phẩm: Nhân dân (số ra hàng ngày, 8 trang), Nhân dân cuối tuần (16 trang, ra hằng tuần), Nhân dân hàng tháng (48 trang), Nhân dân điện tử tiếng Việt, Nhân dân điện tử tiếng Anh, Nhân dân điện tử tiếng Trung Quốc, Nhân dân điện tử

tiếng Pháp và báo Thời Nay (ra vào thứ Hai và thứ Năm hằng tuần, 24 trang/kỳ) và Truyền hình Nhân dân [20].

Báo Nhân dân hàng ngày in khổ 42 x 57cm, 8 trang. Các trang trong của tờ báo trình bày các chuyên trang, chuyên mục rõ ràng, gần như cố định ở một vị trí nên tạo cho người đọc thói quen dễ khai thác thông tin. Thế mạnh về hình thức của báo Nhân dân là thể loại ảnh, ảnh được sử dụng trên báo có chất lượng tốt to, rõ và mang tính chính trị, thời sự cao. Báo Nhân dân có đầy đủ các thể loại báo chí và có nhiều các chuyên mục quan trọng, trong đó có thể loại chuyên luận, xã luận được đánh giá là nổi trội so với nhiều tờ báo khác.

Là cơ quan báo Đảng, báo Nhân dân đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền đối ngoại, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của việt nam từ năm 1986 tới nay (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)