Cân đối nội dung và nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của việt nam từ năm 1986 tới nay (Trang 144 - 148)

Thực tiễn triển khai công tác thông tin đối ngoại trên báo Nhân dân trong thời gian tới theo tinh thần Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 10/9/2008 của Ban Bí thư "Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới", cũng như Kết luận 16-KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020 và Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2015 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22

tháng 10 năm 2015) về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại… cần phải bảo đảm tính đồng bộ, cân đối và các bài viết phải có chất lượng cao.

Theo đó, các nội dung thông tin đối ngoại nói chung được chuyển tải trên báo Nhân dân cần được phân ra thành 3 nhóm nội dung chính là: Thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam. Cụ thể:

Một mặt, Báo Nhân dân cần tiếp tục thông tin cập nhật, có hệ thống và toàn diện về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và về tình hình kinh tế-xã hội, chính trị và các lĩnh vực khác của Việt Nam…; thông tin về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là những vấn đề tối quan trọng của công tác thông tin đối ngoại của bản báo, do vậy cần phải thường xuyên được quan tâm chú ý đặc biệt.

Mặt khác, ở chiều ngược lại báo Nhân dân cũng cần phải tăng cường thông tin về tình hình thế giới trên các lĩnh vực, thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các nước, với các tổ chức quốc tế và khu vực, và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với thế giới; phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó, báo Nhân dân cũng cần tiếp tục thông tin giải thích, làm rõ những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giúp dư luận trong nước và thế giới hiểu rõ, hiểu đúng về Việt Nam để góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, báo cần phản ánh kịp thời chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những thành tựu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp dư luận bên ngoài hiểu rõ hơn, đúng hơn về Việt Nam, thu hút sự quan tâm và gây ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế về Việt Nam. Thông tin đối ngoại cần định vị, tô đậm và quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam hoà bình, ổn định, đổi mới, đang phát triển năng động, là điểm đến an toàn và tin cậy của đầu tư, du lịch; cần giới thiệu một cách sinh động về con người, lịch sử và nền văn hoá lâu đời hết sức phong phú và giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới, góp phần củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, bảo vệ chủ

quyền biên giới lãnh thổ, biển và hải đảo, khuyến khích, động viên đồng bào Việt Nam ở nước ngoài gắn bó với quê hương.

Trên góc độ nội dung chuyên sâu, báo Nhân dân cần chủ động và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tập trung vào một số nội dung thông tin đối ngoại như sau:

Thứ nhất, thông tin về quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế, về chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; về các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thông tin về tình hình quốc tế trên các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt nam với các nước và các loại hình thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai, các thông tin về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là hình ảnh văn hóa, du lịch Việt Nam ra nước ngoài ; cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, tức là công bố các loại tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về việt Nam trên tất cả các lĩnh vực ; các thông tin đấu tranh chống các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng thông tin đối ngoại chống Việt Nam, góp phần bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam.

Thứ ba, thông tin về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, về những cơ hội, rủi ro, thách thức trong quá trình hội nhập; thông tin giúp hiểu đúng về đất nước, con người Việt Nam. Thông tin giúp thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thu hút sự quan tâm của các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài, của các tổ chức tài chính tiền tệ, của Chính phủ các nước trên thế giới; đem lại cho độc giả nhận thức đúng đắn nhất về chính sách của Đảng và Nhà nước, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và góp phần hạn chế những thông tin sai lệch, bịa đặt về Việt Nam, ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cũng như các hoạt động phá hoại an ninh quốc gia của các phần tử chống đối.

Thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là một âm mưu, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, thâm độc của các lực lượng thù địch. Xét về nội dung tuy không mới, nhưng về thủ đoạn, cách thức tiến hành thì chúng đã có sự điều chỉnh, đáng chú ý là việc ngày càng tập trung vào đối tượng chủ yếu là thế hệ trẻ, các doanh nhân, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo. Về dịa bàn, chú trọng đi sâu vào vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống - nơi mà trình độ dân trí so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, định hướng thông tin tuyên truyền trên mặt trận này đòi hỏi cần làm tốt việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ của đơn vị báo Nhân dân nói chung, nhiệm vụ của công tác thông tin đối ngoại nói riêng.

Trong thời gian tới, báo Nhân dân cần tăng cường thêm mảng thông tin lý luận, gắn chặt với thông tin cuộc sống; phải lý giải được bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội, đồng thời phân tích những bài học sai lầm; phân tích có tính thuyết phục sự khác nhau về bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa với dân chủ tư sản, đi đôi với chứng minh bằng những việc làm cụ thể của quá trình tiến tới nền dân chủ thực sự ở Việt Nam; cố gắng khắc phục khuynh hướng quá kinh viện hoặc thiếu sắc bén trong lập luận.

Cùng với việc tăng cường quảng bá thông tin về đất nước, con người và sự phát triển của Việt Nam, cần tăng cường thông tin đấu tranh chủ động và hiệu quả hơn với những luận điệu xuyên tạc về Việt Nam, nhất là trong những vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, biên giới lãnh thổ; những nỗ lực của Việt Nam trong việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền tự do tôn giáo, những thành tựu của đất nước Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân… và những nội dung khác trong các Báo cáo Kiểm điểm định kỳ phổ cập (UPR) trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc để góp phần thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá của nhiều nước về Việt Nam theo hướng khách quan và toàn diện hơn.

Thứ tư, thông tin về doanh nghiệp, tình hình kinh tế và thị trường giúp tạo dựng uy tín, thương hiệu với đối tác nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đặc biệt thông tin về việc Việt Nam ký kết và tham gia các hiệp định tự do thương mại, tham gia các sân chơi mới, có nhiều cơ hội cũng như

thách thức đối với sự phát triển của kinh tế; báo Nhân dân cần góp phần làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực; giới thiệu những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đồng thời, giúp nhân dân trong nước tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, tinh hoa văn hóa của nhân dân thế giới, góp phần cùng nhân dân thế giới đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của việt nam từ năm 1986 tới nay (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)