Đa dạng hóa và phối hợp các kênh, hình thức tuyên truyền đối ngoại trên các ấn phẩm báo Nhân dân về bản chất là việc thực hiện hoạt động truyền, nhận, xử lý tin tức và giải thích các thông tin hướng tới các quốc gia, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam) và người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài về những vấn đề liên quan đến Việt Nam. Đó là các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, về đất nước, con người Việt Nam, cũng như về tình hình quốc tế liên quan với Việt Nam. Các vấn đề này được thể hiện bằng các thể loại tin, bài đa dạng (Tin, bài phỏng vấn, xã luận, phóng sự, bài phản ánh, hỏi- đáp, bài đơn lẻ và loạt bài nhiều kỳ…), hình ảnh… và xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên các loại ấn phẩm báo Nhân dân khác nhau, chủ yếu gồm báo in (số hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng), báo điện tử, sản xuất chương trình báo hình và báo nói trực tiếp hoặc thông qua mạng internet.
Để có thể chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả, mỗi ấn phẩm, tùy theo tính chất đặc thù và nội dung cụ thể của báo Nhân dân, cần thể hiện bằng những thể loại thích hợp, đa dạng và sinh động để truyền tải tốt nhất những thông tin đối ngoại cần thiết, phù hợp tới các đối tượng tuyên truyền . Trong thời gian tới, để tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm báo chí, báo Nhân dân cần tiếp tục sáng tạo và linh hoạt trong khai thác và phối hợp điều chỉnh các chuyên mục, thể loại phù hợp ưu tiên các thể loại chính luận, xây dựng các loạt bài chuyên biệt nhằm nêu bật những vấn đề lớn trong công tác thông tin đối ngoại các cấp độ, ngành, phạm vi địa bàn.
Đặc biệt, báo Nhân dân cần chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí của mình, qua đó xây dựng phong cách thể hiện tin bài mang đặc trưng
riêng của báo, hay nói chính xác hơn là xây dựng thương hiệu báo Nhân dân qua các sản phẩm báo chí. Các bài viết, dù là chuyên mục, chuyên đề, phóng sự hay chính luận... đều phải có trách nhiệm khái quát và khơi sâu, phân tích và bình luận, đúc kết và dự báo..., nhằm lột tả một cách sắc nét và đầy đủ nhất bản chất các thành tựu trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần làm sáng tỏ và định hướng dư luận trong mỗi vấn đề, đặc biệt là những vấn đề đang đặt ra trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước.
Là cơ quan ngôn luận của Đảng, báo Nhân dân phải luôn coi trọng vai trò tiên phong của mình. Mỗi bài viết trên ấn phẩm báo Nhân dân phải là thông tin sớm nhất, trước các báo khác, phải là tờ báo đi đầu trong việc phát hiện cái hay, cái mới cùng những nhân tố mới, giúp bạn đọc hiểu được khái quát, sâu sắc hơn những vấn đề nhạy cảm nhất, bạn đọc quan tâm nhất để qua đó chi phối toàn bộ mối quan tâm theo suốt quá trình và xu hướng phát triển của đất nước, góp phần nâng cao giá trị của mỗi bài viết, tức là nâng cao hiệu ứng thông tin tuyên truyền. Về thể loại và hình thức tuyên truyền, báo Nhân dân cần tiếp tục đa dạng hóa các thể loại báo chí, từ bài phản ánh cho đến phóng sự, phóng sự điều tra, phỏng vấn, hình ảnh minh họa... nhằm góp phần giúp chuyên mục sinh động hơn, thông tin đến với bạn đọc được dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Đồng thời, về cấu trúc nội dung các số báo báo Nhân dân cần chú trọng gia tăng số lượng các bài viết mang tính nghiên cứu, đánh giá, tổng kết bằng cách đặt hàng các chuyên gia trên các lĩnh vực hoặc lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, với nhiều thể loại bài, và hình thức thể hiện ngày càng đậm nét đa phương tiện, từ bài dạng phản ánh, đưa tin ghi nhanh, tường thuật, phóng sự, ký, bình luận, đối thoại, phóng vấn, tọa đàm và diễn đàn kinh tế; hỏi-đáp chính sách và cả thư bạn đọc…
Tin tức về thông tin đối ngoại có nhiệm vụ thông báo một cách kịp thời nhất, khách quan nhất về những sự kiện mới nhất về tình hình trong và ngoài nước, dưới một hình thức ngắn gọn, chặt chẽ nhất. Đồng thời báo cũng cần phải đổi mới, cơ cấu lại các chuyên trang, chuyên mục cả về hình thức lẫn nội dung theo hướng sinh động, hấp dẫn. Báo phải đặt ra nhiệm vụ cho tất cả các số ra đều có bài chủ đạo (thường gọi là bài “đinh”) về thông tin đối ngoại. Nội dung của bài chủ đạo đòi hỏi phải có vấn đề phản ánh, phải mang tính hấp dẫn, ngắn gọn,
sinh động và gắn liền với cuộc sống, phải đổi mới cách trình bày, tránh sự khô cứng, nặng nề, phi khoa học.
Đặc biệt là Nhóm các thể loại Chính luận, bao gồm các thể loại có nhiệm vụ đánh giá, phân tích, giải thích, bình luận một cách khách quan về thực tiễn của Việt Nam và thế giới mà báo có nhiệm vụ chuyển tải thông tin. Trong nhóm này có các loại hình báo chí như bình luận, xã luận, điều tra, bài phê bình, phỏng vấn vấn đề… trong đó, thể loại bình luận giữ vai trò là hạt nhân vì nó đã thể hiện sinh động nhất những đặc điểm cơ bản của cả nhóm. Nội dung phân tích các sự kiện thời sự thuộc nhóm này đòi hỏi phải trực diện, đi thẳng vào nội dung vấn đề được thông tin. Sản phẩm của báo Nhân dân không chỉ có nhiệm vụ thông tin về sự thật mà còn có nhiệm vụ phân tích, lý giải, bàn luận, đánh giá những sự thật đó trên cơ sở của một thái độ rõ ràng nhằm hướng dẫn, điều chỉnh dư luận. Báo cần tập trung thể loại này khi muốn làm rõ nhất, nhiều nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định hướng tư tưởng và hành động theo mục đích của Báo Nhân dân khi tuyên truyền liên quan đến thông tin đối ngoại.
Bên cạnh đó, báo cần phải liên tục cải tiến và hiện đại hóa kết cấu nội dung, hình thức, thiết kế, dàn trang các ấn phẩm, trang, mục, chuyên đề, cũng như cách lựa chọn vấn đề và lối diễn đạt mới, với chất lượng cao hơn, chuyên nghiệp và hiện đại hơn; tăng cường bảo mật và cải thiện tốc độ, tiện ích truy cập báo Nhân dân điện tử. Thông tin của báo Nhân dân phải bảo đảm nguyên tắc kịp thời, chính xác, trung thực, bám sát những vấn đề, cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, tuyên truyền có định hướng, đồng thời cần chú trọng gia tăng tính hấp dẫn, cuốn hút, đậm dấu ấn đặc trưng giọng điệu của ấn phẩm.
Báo Nhân dân cần quan tâm tăng cường các bài viết của nhóm chuyên gia, gồm các nhà nghiên cứu lý luận và các cây bút chính luận có uy tín, xây dựng cơ chế hoạt động linh hoạt, để vừa đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên cũng như khi có việc đột xuất cần phản ứng nhanh. Các bài viết hấp dẫn bạn đọc không chỉ ở hàm lượng trí tuệ, tri thức, khả năng luận chứng để làm sáng tỏ, khẳng định bản chất chân chính của vấn đề, mà còn thể hiện ở tính trực diện trong khi vạch trần âm mưu, luận điệu, thủ đoạn, hành vi... của các lực lượng thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam.
báo có thẩm quyền về lĩnh vực chuyên ngành nhằm thu hút các bài việt có chất lượng; khuyến khích thích đáng các bài viết có dấu ấn, tính khái quát cao, có tính phát hiện, dự báo, có tác động mạnh mẽ trong dư luận, đồng thời cần tôn trọng cá tính sáng tạo, tìm tòi của người viết, cũng như chú trọng tới tính nghiêm túc, chuyên nghiệp trong khâu biên tập, trình bày.
Việc khai thác, sử dụng tin, bài, chi tiết, hình ảnh trong thông tin đối ngoại trên báo Nhân dân cần kiểm chứng tính chính xác, đúng quan điểm, chủ trương, phong phú, có sức thuyết phục và phù hợp với nhu cầu đa dạng của các đối tượng khác nhau. Thông tin bằng tiếng nước ngoài cần được tăng cường, đảm bảo đến được với một số đối tượng quan trọng; nhất là về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như về các vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, biên giới lãnh thổ, tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền…
Báo Nhân dân cần tiếp tục nghiên cứu mở các chuyên trang, chuyên mục với nội dung quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng nhằm giúp thế giới cũng như người nước ngoài ở Việt Nam và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài hiểu thêm về Việt Nam cũng như các chủ trương, đường lối và chính sách của Việt Nam; Rà soát, khắc phục tình trạng thông tin bằng tiếng nước ngoài còn ít, chưa kịp thời, thiếu chọn lọc, thiếu thuyết phục; huy động được sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các chính khách, học giả, các nhà khoa học, phóng viên báo chí quốc tế, qua đó nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng, các tầng lớp nhân dân và kiều bào ở nước ngoài, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Việc thông tin đối ngoại trên báo Nhân dân cần chủ động nắm bắt sớm và tiếp cận các phương tiện, kỹ thuật thông tin hiện đại, những phương thức chuyển tải thông tin mới phong phú, đa dạng và hiệu quả, ứng dụng khoa học-công nghệ, đặc biệt là internet, xây dựng website, webblog và các diễn đàn trên internet để cung cấp, trao đổi thông tin, đưa ấn phẩm thông tin đối ngoại lên mạng internet, đa dạng hoá các chương trình truyền hình, ấn phẩm Báo Nhân dân bằng tiếng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của từng địa bàn để đưa thông tin
về Việt Nam và văn hóa Việt Nam ra thế giới… nhằm quảng bá hình ảnh một nước Việt Nam hoà bình, hữu nghị, ổn định và phát triển năng động, giàu tiềm năng hợp tác, một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; giúp nhân dân thế giới và người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, về đất nước, con người Việt Nam.
Báo Nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước, cùng các cơ quan báo chí khác cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, từ khâu đề xuất đến chỉ đạo, định hướng, điều hành, phối hợp nghiên cứu, dự báo dư luận, cung cấp thông tin chính thống, phản bác các thông tin sai trái về Việt Nam. Đặc biệt, cần khai thác hình thức và tranh thủ phóng viên nước ngoài, chính giới, giới học giả và văn nghệ sỹ nước ngoài thông tin và quảng bá về Việt Nam; phát huy vai trò của các cơ quan đại diện của báo Nhân dân ở nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong công tác thông tin đối ngoại và quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Báo Nhân dân cần tiếp tục hoàn thiện tổ chức, cơ chế chỉ đạo, chủ động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ về thông tin, tuyên truyền đối ngoại theo phương châm "Chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng"; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phát huy vai trò của các ấn phẩm báo chủ lực, cơ quan đại diện báo Nhân dân ở nước ngoài; tăng cường các kênh thông tin bằng tiếng nước ngoài, chú trọng thông tin bằng tiếng Anh và tiếng Trung; sử dụng các phương tiện truyền thông mới, nhất là các mạng xã hội vào mục đích thông tin, tuyên truyền đối ngoại một cách kịp thời và hiệu quả; nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch; làm tốt công tác phát ngôn, chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin, đấu tranh dư luận;
Ngoài ra, báo Nhân dân cũng cần tranh thủ nguồn lực quốc tế tổ chức hoặc tham gia tích cực vào các sự kiện văn hóa-báo chí quốc tế lớn, chuyên ngành uy tín; các ấn phẩm Báo Nhân dân cần được phổ biến rộng rãi hơn, cần hiện diện nhiều hơn trên báo chí và các mạng xã hội như Facebook, Youtube...
Một vấn đề khác nữa mà không thể không đề cập đến đó là nguồn nhân lực, lực lượng chủ chốt vận hành hoạt động của tờ báo. Báo Nhân dân cần phải
quan tâm hơn nữa đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; các phóng viên, biên tập viên báo chí đối ngoại tích cực trau dồi, nắm vững các nội dung trọng tâm của công tác thông tin đối ngoại, nhất là các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, như: biên giới quốc gia, tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền; thành thạo nghiệp vụ và giỏi ngoại ngữ để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà mọi vấn đề của xã hội đều liên kết/kết nối với nhau một cách chặt chẽ, có ảnh hưởng và tác động tới nhau, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, thì việc triển khai bất kỳ hoạt động nào cũng không thể tách rời với các lĩnh vực liên quan. Từ xuất phát điểm như vậy, có thể nói hiện nay đã đến lúc cần nhanh chóng đổi mới và bảo đảm sự thống nhất trong tư duy và cách thức triển khai hoạt động thông tin đối ngoại, tránh tách bạch vấn đề ngoại giao với văn hóa, hay ngoại giao với thông tin.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ trong thời gian gần đây, các nguồn tin liên quan đến đời sống chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội không chỉ của Việt Nam mà cả trên thế giới dều rất phong phú, dồi dào. Thực tế này là rất thuận lợi cho việc tác nghiệp của giới làm báo, song nó cũng đòi hỏi các nhà báo phải nhanh nhạy hơn, sáng tạo hơn. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức của người làm báo cũng cần được chú trọng. Báo chí vẫn luôn đòi hỏi tính chân thực, minh bạch của thông tin và trách nhiệm của người làm báo. Tuy nhiên, trong bối cảnh mạng xã hội phát triển ồ ạt, một số tiêu chí đạo đức nghề báo cần phải thay đổi. Nhà báo thời nay không chỉ cần có đạo đức, tinh thông nghiệp vụ mà cần có khả năng cạnh tranh thông tin với mạng xã hội, hướng tới việc xây dựng các loại hình truyền thông và cách tiếp cận thông tin mới.
Để nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền (bao gồm chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa và chất lượng nghiệp vụ) chống diễn biến hòa bình và hoạt động của các lực lượng thù địch, BBT không chỉ quan tâm đến các nội dung và thông điệp truyền tải trong bài viết, mà còn cần thường xuyên đổi mới và đa dạng phương pháp thông tin tuyên truyền, thực hiện trên tất cả các kênh thông tin và ấn phẩm của báo Nhân dân, từ báo viết đến truyền hình và báo điện tử;
Hình thức thông tin tuyên truyền của báo Nhân dân cũng cần được linh hoạt, ứng phó kịp thời trước những biểu hiện ngày càng đa dạng, tinh vi, phức tạp của các thế lực thù địch trong thực hiện diễn biến hòa bình và phá hoại Việt Nam.
Theo đó, báo cần tăng cường công bố các loạt bài viết vừa có tính khái quát lý luận, vừa biểu dương, cổ vũ các giá trị tích cực, tiên tiến, vừa vạch trần âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các lực lượng thù địch; tiếp tục đa dạng hóa các thể loại chuyên luận nghiên cứu, phân tích, bình luận, cũng như các tin, bài phản ánh tình hình thực tiễn của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”