Bảo lưu điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 26 - 27)

- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của

15.Bảo lưu điều ước quốc tế

- Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi đơn phương bất kể cách viết hay tên gọi như thế nào của 1 quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1 số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó (Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế).

- Bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế nhưng quyền này cũng không phải là quyền tuyệt đối mà nó bị hạn chế trong những trường hợp nhất định: quốc gia không bảo lưu những điều ước quốc tế song phương, những điều ước quốc tế cấm bảo lưu, những điều khoản không cho phép bảo lưu, những bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước (điều 19 công ước Vienna về luật điều ước quốc tế)

- Mục đích của bảo lưu: các quốc gia tham gia& thực hiện tốt nhất điều ước quốc tế trong khả năng có thể, là điều kiện để giúp quốc gia khắc phục khó khăn, vướng mắc về kinh tế, chính trị, pháp luật trước khi thực hiện trọn vẹn điều ước.

- Bảo lưu điều ước quốc tế được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình ký kết điều ước, kể cả giai đoạn gia nhập điều ước.

- Quốc gia có quyền bảo lưu& có quyền huỷ bảo lưu trong bất kỳ thời điểm nào nếu thấy cần thiết.

- Việc tuyên bố bảo lưu, chấp nhận bảo lưu, rút bảo lưu, phản đối bảo lưu phải được thực hiện bằng văn bản, gửi cho quốc gia bảo quản điều ước và thông báo cho các bên liên quan.

- Việc bảo lưu bằng văn bản& phải thông báo cho các bên liên quan biết, các bên liên quan bày tỏ quan điểm của mình về việc bảo lưu trong vòng 12 tháng. Sau 12 tháng mà không có phản đối bảo lưu thì bảo lưu sẽ có hiệu lực.

- Nếu điều ước là văn kiện thành lập tổ chức quốc tế thì 1 bảo lưu cần được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó.

(Các bên liên quan chấp thuận công khai hoặc im lặng không phản đối thì với quốc gia đưa ra bảo lưu sẽ không thực hiện điều khoản bị bảo lưu. Nếu phản đối thì những quy định của điều ước không có gì thay đổi, vẫn phải thực hiện mọi điều khoản trừ trường hợp điều ước quốc tế cho phép bảo lưu điều khoản đó thì sự phản đối không có giá trị pháp lý).

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 26 - 27)