Hiệu lực theo không gian và theo thời gian của điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 27 - 28)

- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của

17.Hiệu lực theo không gian và theo thời gian của điều ước quốc tế

* Hiệu lực theo không gian: là phạm vi lãnh thổ chịu sự tác động của điều ước quốc tế.

Về nguyên tắc điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ các quốc gia thành viên, trong trường hợp đặc biệt điều ước quốc tế có thể có hiệu lực trên lãnh thổ quốc tế như vùng trời, vùng biển quốc tế,Nam cực, đáy đại dương hoặc các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển: vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế& thềm lục địa.

* Hiệu lực theo thời gian bao gồm:

- Điều ước quốc tế vô thời hạn: là điều ước quố tế chỉ xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực mà không quy định thời điểm điều ước quốc tế hết hiệu lực. Điều ước vô thời hạn sẽ

trở thành có thời hạn hay chấm dứt nếu có thoả thuận của các bên bằng 1 điều ước quốc tế mới.

- Điều ước quốc tế có thời hạn là điều ước quốc tế quy định rõ thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực& thời điểm chấm dứt hiệu lực của điều ước (thường là những điều ước quốc tế song phương về thương mại, hoà bình, hữu nghị, sở hữu trí tuệ)

- Thời điểm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế:

+ Đối với những điều ước quốc tế không cần phê chuẩn hay phê duyệt thì điều ước sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký chính thức.

+ Đối với điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt: nếu là điều ước quốc tế song phương thì bắt đầu có hiệu lực sau khi trao đổi thư phê chuẩn cho nhau; nếu là điều ước quốc tế đa phương thì sẽ có hiệu lực khi các quốc gia thoả thuận đạt được số lượng chủ thể tham gia + thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 27 - 28)