Cơ sở phát sinh quan hệ kế thừa quốc gia:

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 45 - 49)

- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của

39.Cơ sở phát sinh quan hệ kế thừa quốc gia:

- Thông qua CMXH ở những nước không phải là thuộc địa dẫn đến thay đổi hình thái chính trị, kinh tế, VH- XH …của quốc gia& làm xuất hiện quốc gia mới trên trường quốc tế (CMT10).

- Thông qua CMXH ở những nước vốn là thuộc địa của quốc gia khác làm xuất hiện quốc gia mới trên trường quốc tế (Việt Nam 1945).

- Do sáp nhập quốc gia (CHLB Đức + CHDC Đức -> CHLB Đức 8/1990).

- Do sự phân chia quốc gia thành 2 hay nhiều quốc gia mới (sau năm 1991 CHLBXHCN Xô Viết đã chia thành 15 nước cộng hòa).

- Do có sự chuyển nhượng, sáp nhập, trả 1 bộ phận lãnh thổ của quốc gia này cho 1 quốc gia khác (01/7/1997 Vương quốc Anh trao trả Hongkong cho Trung Quốc, 31/12/1999 Bồ Đào Nha trao trả Macau cho Trung Quốc, 1868 chính quyền Sa Hòang bán vùng Alaska cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).

37. Các vấn đề pháp lý về công nhận quốc tế:

* Các hình thức công nhận quốc tế: công nhậ de jure, công nhận de facto, công nhận ad hoc.

- Công nhận de jure: là công nhận quốc tế chính thức, ở mức độ đầy đủ nhất& trong phạm vi tòan diện nhất. Công nhận de jure thường được áp dụng nhiều hơn so với công nhận de facto. Kết quả của công nhận de jure thường la các quốc gia thiết lập quan hệ ngọai giao với nhau.

- Công nhận de facto: là công nhận quốc tế nhưng ở mức độ không đầy đủ, hạn chế& trong 1 phạm vi không tòan diện. Kết quả của hình thức công nhận de facto thường là các quốc gia thíêt lập quan hệ lãnh sự.

(- quan hệ phát sinh giữa các quốc gia công nhận và bên được công nhận trên cơ sở công nhận de facto là những quan hệ quá độ tiến lên quan hệ tòan diện giữa các bên khi công nhận de jure. Phạm vi quan hệ giữa các bên được xác định trên cơ sở các điều ước quốc tế.

- Sự khác nhau giữa công nhận de facto& công nhận de jure là kết quả pháp lý& động cơ chính trị. Động cơ chính trị của bên côngnhận de facto thể hiện ở thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với quốc gia hoặc chính phủ mới được thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong nước cũng như quốc tế).

- Công nhận ad hoc: là hình thức công nhận đặc biệt mà quan hệ giữa các bên chỉ phát sinh trong 1 phạm vi nhất định nhằm tiến hành 1 số công việc cụ thể, không có tính chất chính thức& quan hệ này sẽ kết thúc ngay sau khi hòan thành công vụ đó.

* Các phương pháp công nhận:

- Luật Quốc tế không bắt buộc cac quốc gia hay các chủ thể khác phải áp dụng cụ thể phương pháp công nhận nào. Việc lựa chọn phương pháp côngn hận nào để áp dụng hòan tòan tùy thuộc vào điều kiện, hòan cảnh lịch sử cụ thể, quan hệ giữa bên côngnhận và bên được công nhận, đặc biệt là ý chí của bên công nhận. Có 2 phương pháp công nhận là công nhận minh thị và công nhận mặc thị.

+ Công nhận minh thị: là công nhận quốc tế được thể hiện 1 cách rõ ràng, minh bạch, được thực hiện bằng 1 hành vi rõ rệt, cụ thể của quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức (công hàm ngọai giao, thông điệp,…) Công nhận de jurethường được thực hiện thông quan phương pháp minh thị.

+ Công nhận mặc thị: là phương pháp công nhận được thực hiện 1 cách kín đáo, ngấm ngầm, không được thể hiện rõ ràng, minh bạch bằng các hành vi, hành động cụ thể nào trên thực tế theo nguyên tắc “im lặng là đồng ý. Thường được áp dụng đối với công nhận de facto.

- Quốc gia có thể thực hiện sự công nhận quốc gia& chính phủ mới thành lập theo thể thức riêng lẻ, độc lập đối với các quốc gia khác hoặc theo thể thức tập thể trong mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, trong những mức độ& phạm vi khác nhau.

* Hệ quả pháp lý của công nhận quốc tế:

- Xác nhận trên thực tế của bên được công nhận& tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập& phát triển quan hệ giữa bên công nhận và bên được công nhận trong các lĩnh vực nhất định.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho bên công nhận& bên được công nhận thực hiện các quyền& nghĩa vụ pháp lý của mình.

- Công nhận chính thức thường dẫn đến thiết lập các quan hệ ngọai giao, lãnh sự, thương mại& các quan hệ khác.

- Công nhận quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho ácc bên được công nhận, đặc biệt là các quốc gia mới, CP mới tham gia các hội nghị quốc tế& các tổ chức quốc tế phổ cập.

- Công nhận quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia mới, CPmới có tư cách ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.

(Khi công nhận 1 CP mới được thành lập theo trường hợp CMXH thì quan hệ ngọai giao đã tồn tại giữa bên công nậhn và bên được công nhận sẽ được phục hồi chứ không phải thíêt lập mới quan hệ đó)

38. Khái niệm kế thừa trong Luật Quốc tế:

- Theo công ước Vienna (22/8/1978) về kế thừa theo điều ước quốc tế& Công ước Vienna về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ& công nợ của quốc gia (07/4/1983) thì kế thừa quốc gia là thuật ngữ để chỉ sự thay thế của 1 quốc gia này cho 1 quốc gia khác trong việc hưởng quyền& gánh chịu những trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó.

- Quan hệ kế thừa quốc gai liên quan đến các yếu tố:

+ Chủ thể quan hệ kế thừa là các quốc gia (gồm quốc gia để lại quyền kế thừa & quốc gai có quyền kế thừa).

+ Đối tượng kế thừa (khách thể của sự kế thừa) là quyền& nghĩa vụ quốc tế (lãnh thổ, biên giới quốc gia, tài sản, hồ sơ, tàai liệu quốc gia, quốc tịch của công dân, công nợ quốc gia, điều ước quốc tế, tư cách thành viên của quốc gia tại các tổ chức quốc tế).

+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kế thừa là những biến cố chính trị lớn lao xảy ra phù hợp với quy luật khách quan của xã hội, thỏa mãn những yêu cầu của Luật Quốc tế hiện đại, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự quyết.

39. Cơ sở phát sinh quan hệ kế thừa quốc gia:

- Thông qua CMXH ở những nước không phải là thuộc địa dẫn đến thay đổi hình thái chính trị, kinh tế, VH- XH …của quốc gia& làm xuất hiện quốc gia mới trên trường quốc tế (CMT10).

- Thông qua CMXH ở những nước vốn là thuộc địa của quốc gia khác làm xuất hiện quốc gia mới trên trường quốc tế (Việt Nam 1945).

- Do sáp nhập quốc gia (CHLB Đức + CHDC Đức -> CHLB Đức 8/1990).

- Do sự phân chia quốc gia thành 2 hay nhiều quốc gia mới (sau năm 1991 CHLBXHCN Xô Viết đã chia thành 15 nước cộng hòa).

- Do có sự chuyển nhượng, sáp nhập, trả 1 bộ phận lãnh thổ của quốc gia này cho 1 quốc gia khác (01/7/1997 Vương quốc Anh trao trả Hongkong cho Trung Quốc, 31/12/1999 Bồ Đào Nha trao trả Macau cho Trung Quốc, 1868 chính quyền Sa Hòang bán vùng Alaska cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 45 - 49)