Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (pacta sunt servanda)

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 40 - 41)

- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của

34.Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (pacta sunt servanda)

- Đây là nguyên tắc cổ xưa nhất, được hình thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ& tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế.

- Nguyên tắc này được ghi nhận trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế như: Hiến chương LHQ, Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế, tuyên bố 24/10/1970. - Nội dung cơ bản của nguyên tắc:

+ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện 1 cách tận tâm, đầy đủ, thiện chí& trung thực nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương LHQ, các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, các tuyên bố đơn phương của quốc gia đưa ra phù hợp với Hiến chương LHQ& Luật Quốc tế hiện đại.

+ Các quốc gia không được viện dẫn những lý do không chính đáng để từ chối thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong điều ước như đất nước có biểu tình, thiên tai, sự thay đổi lãnh thổ.

+ Nguyên tắc này chỉ được áp dụng đối với các điều ước quốc tế có hiệu lực tức là những điều ước quốc tế được kí kết 1 cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng.

* Các trường hợp ngọai lệ của nguyên tắc pacta sunt servanda:

Các quốc gia không phải thực hiện các điều ước, cam kết mà mình là thành viên khi: + Điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia có nội dung trái với Hiến chương LHQ& các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.

+ Khi ký kết các điều ước quốc tế, các bên đã vi phạm các quy định của pháp luật quốc gia về thẩm quyền& thủ tục ký kết.

+ Khi 1 trong các bên tham gia điều ước vi phạm nghiêm trọng điều ước hoặc chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ.

+ Khi những điều kiện để thực hiện điều ước có sự thay đổicơ bản (rebus sisstantibus) vd: có sự thay đổi tư cách chủ thể Luật Quốc tế.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 40 - 41)