- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của
30. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình:
- Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, là hệ quả tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Nguyên tắc này ra đời sau CMT10 nhưng nó chỉ được chính thức thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đầu tiên trong Hiến chương LHQ (k3 đ 2)& được khẳng định lại 1 lần nữa trong tuyên bố 24/10/1970 của LHQ
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc:
+ Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
+ Các quốc gia giải quyết các tranh chấp trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền& lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác.
+ Các quốc gia có quyền lựa chọn bất kỳ biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau, chủ yếu là các biện pháp được quy định tại điều 33 hiến chương LHQ: đàm phán, điều tra, hoà giải, trọng tài, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực; hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tuỳ teo sự lựa chọn của các bên.
(Trong thực tiễn, đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng. Đàm pah1n trực tiếp là biện pháp tốt nhất để giải quyết nhanh chóng tranh chấp quốc tế, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên, dễ đi đến thoả thuận nhượng bộ lẫn nhau).
Bài giảng Công pháp quốc tế - Phần 4